Bấm huyệt chữa phong hàn là một trong số các công dụng của phương pháp bấm huyệt của Y Học Cổ Truyền. Lý thuyết Y Học Cổ Truyền mô tả các điểm bấm huyệt nằm dọc theo các kinh mạch, hoặc các kênh trong cơ thể của bạn. Người ta tin rằng thông qua các kênh vô hình này có dòng chảy năng lượng quan trọng gọi là khí. Người ta cũng tin rằng 12 đường kinh mạch chính này kết nối các cơ quan cụ thể hoặc mạng lưới các cơ quan, tổ chức một hệ thống liên lạc khắp cơ thể của bạn.
Bấm huyệt chữa phong hàn là một trong số các công dụng của phương pháp bấm huyệt của Y Học Cổ Truyền. Lý thuyết Y Học Cổ Truyền mô tả các điểm bấm huyệt nằm dọc theo các kinh mạch, hoặc các kênh trong cơ thể của bạn. Người ta tin rằng thông qua các kênh vô hình này có dòng chảy năng lượng quan trọng gọi là khí. Người ta cũng tin rằng 12 đường kinh mạch chính này kết nối các cơ quan cụ thể hoặc mạng lưới các cơ quan, tổ chức một hệ thống liên lạc khắp cơ thể của bạn.
Huyệt liệt khuyết nằm ở vị trí cạnh cổ tay đi lên 1,5 thốn (hay gọi là tấc là chiều dài đốt giữa ngón tay giữa), bệnh nhân đưa hai bàn tay lên để khe của ngón trỏ và khe ngón cái đan xen vào nhau, đầu ngón trỏ đặt lên đầu xương cạnh của cổ tay kia, điểm tại đầu ngón trỏ chính là vị trí của huyệt vị. Tiến hành bấm huyệt chữa cảm mạo tại vị trí này giúp điều chỉnh chức năng phổi, tăng cường khí huyết, thông kinh mạch, giảm đau nhức.
Huyệt phong môn là cửa ngõ, phong tà đi qua đó xâm nhập vào bên trong cơ thể, nó nằm ở vị trí giao nhau của đường thẳng đứng ngoài Đốc Mạch 1.5 thốn và đường ngang qua mỏm gai của cột sống thắt lưng 2. Thực hiện bấm huyệt chữa cảm mạo tại vị trí này giúp phát tán tà khí, đẩy tà khí ra ngoài cơ thể.
Bạn có thể bấm huyệt chữa phong hàn bằng huyệt phong môn
Phương huyệt chủ yếu để chữa các chứng bệnh trên là ấn đường, ế phong, thái dương, phong trì, nội quan, ngoại quan.
Vị trí huyệt: Nằm ở phía trước trán, chính giữa hai đầu lông mày, thẳng sống mũi lên.
Huyệt này có tác dụng định thần chí, khu phong. Ngoài tác dụng chữa nhức đầu còn có thể chữa cảm mạo, động kinh, ngạt mũi...
Vị trí huyệt: Nằm ở góc xương hàm, ngay chính dưới đỉnh dái tại (là chỗ lõm khi há mồm sau dái tai, khi ấn vào huyệt thấy đau tức).
Huyệt vị này có tác dụng điều khí cơ của tam tiêu, thông khiếu, khu phong tiết nhiệt, sơ phong thông lạc... Thường được áp dụng chữa nhiều bệnh như nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đau mắt, đau răng...
Vị trí huyệt: Nằm ở vùng thái dương nên có tên gọi là thái dương, là giao điểm của đường thẳng nối giữa đuôi mắt với đuôi lông mày.
Huyệt này có tác dụng sơ giải đầu phong, thanh nhiệt, minh mục (sáng mắt); thường được áp dụng chữa các bệnh nhức đầu, đau nửa đầu, các bệnh về mắt, đau dây thần kinh số V. Kinh nghiệm của tiền nhân thường phối huyệt vị này với huyệt ế phong chữa nhức đầu có hiệu quả.
Kinh nghiệm hiện nay thường phối với huyệt hợp cốc, ấn đường chữa nhức đầu do cảm mạo. Nếu có điều kiện châm cứu có thể châm nặn ra chút máu.
Vị trí huyệt: Nằm ở hõm sau gáy, có tác dụng khu phong, trấn thống (giảm đau), khu tà thanh nhiệt, thông nhĩ minh mục (tỏ tai, sáng mắt).
Kinh nghiệm tiền nhân thường phối hợp với huyệt hợp cốc chữa đau đầu có hiệu quả tốt. Trong thực hành bấm huyệt nên bấm cả hai huyệt cùng lúc, dùng cả hai đầu ngón tay cái của cả hai bàn tay để bấm huyệt.
Vị trí huyệt: Nằm ở mặt trước cổ tay, cách lằn chỉ cổ tay 1/6 khoảng cách từ lằn chỉ cổ tay đến nếp lằn khuỷu tay, chính giữa hai gân cơ ở cẳng tay.
Huyệt vị này có tác dụng định tâm, an thần, trấn thống...
Soulié de Morant, một châm cứu gia người Pháp cho rằng huyệt vị này còn có tác dụng chữa bệnh suy nhược thần kinh, bệnh tâm thần (kích động, sợ hãi, lo lắng, cảm xúc quá độ, buồn bã u sầu, trí nhớ kém, không tập trung chú ý...).
Quan niệm của cổ nhân cho đối xứng với huyệt nội quan ở mặt trước. Huyệt vị này có tác dụng khu lục dâm ở biểu tà, sơ uất nhiệt ở tam tiêu, thông kinh lạc... Thường được dùng để chữa nhức đầu, ù tai...
Tiền nhân thường dùng phép châm xuyên hai huyệt ngoại quan và nội quan để phối hợp điều hòa âm dương, nâng cao hiệu quả điều trị. Trong thực hành bấm huyệt cũng nên bấm cả hai huyệt vị này cùng lúc. Có thể dùng ngón tay cái bấm huyệt nội quan, ngón tay trỏ bấm huyệt ngoại quan.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nếu nhức đầu do thời tiết chỉ bấm hai huyệt nội quan và ngoại quan đã có kết quả tốt, giảm đau nhanh.
Bạn có thể tự bấm huyệt cho chính mình bằng cách dùng đầu ngón tay cái bấm thẳng góc vào các huyệt vị nói trên.
Mỗi huyệt day bấm 1-3 phút, nên bấm huyệt cả hai bên. Ngày 2 lần.
Nếu nhức đầu kéo dài nên bấm huyệt thường xuyên hàng ngày kết hợp với dùng thuốc để đạt được hiệu quả điều trị.
Trong khi bấm huyệt chữa phong hàn, mọi người nên nằm trên bàn mát-xa mềm, không cần thiết phải cởi bỏ bớt quần áo. Người thực hành bấm huyệt chữa phong hàn sử dụng ngón tay, lòng bàn tay, khuỷu tay hoặc bàn chân của họ hoặc các thiết bị đặc biệt để tạo áp lực lên các huyệt trên các kinh mạch của cơ thể. Một phiên thường kéo dài khoảng một giờ, bạn có thể cần vài buổi để có kết quả tốt nhất.
Mục tiêu của bấm huyệt chữa cảm phong hàn là cân bằng các kênh năng lượng của cơ thể, điều chỉnh các lực đối nghịch của âm (năng lượng âm) và dương (năng lượng dương), nhờ đó phục hồi sức khỏe. Một số quan điểm khác từ các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng bấm huyệt không chỉ điều trị các trường năng lượng và cơ thể mà còn cả tâm trí, cảm xúc, tinh thần; thậm chí là các nhà trị liệu có thể truyền năng lượng quan trọng (khí bên ngoài) cho người khác trong quá trình bấm huyệt chữa cảm mạo.
Massage bấm huyệt thái dương là phương pháp đơn giản, dễ dàng thực hiện ngay tại nhà thay vì đến bệnh viện hay các trung tâm xoa bóp, massage. Vậy các bước tiến hành massage bấm huyệt thái dương như thế nào?
Massage bấm huyệt thái dương được chia thành 3 bước, bao gồm:
Cách massage bấm huyệt thái dương ngay tại nhà
Để tác dụng đúng huyệt đạo trên mặt, bạn cần biết chính xác vị trí và công dụng của từng huyệt. Dưới đây là 13 huyệt đạo được ứng dụng phổ biến nhất trong điều trị và làm đẹp.
Huyệt Ấn Đường nằm ở điểm giao nhau của 2 bên sống mũi với 2 điểm đầu lông mày. Việc tác dụng vào huyệt đạo này sẽ giúp tinh thần được thư giãn, giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Ngoài ra, huyệt Ấn Đường cũng có tác dụng cải thiện tình trạng đau đầu, mất ngủ, hỗ trợ điều tiết cảm xúc và tăng cường trí nhớ.
Huyệt Ấn Đường nằm ở giao điểm của đường thẳng đi qua chân mày và đường sống mũi
Huyệt Toản Trúc được ứng dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị bệnh đau cả đầu, đau nửa đầu, đau mắt đỏ, hoa mắt. chảy nước mắt, liệt dây thần kinh mặt, các bệnh về mắt,… Huyệt đạo này nằm trên đường kinh thái dương của bàng quang, ở vị trí vuông góc với lòng trong mắt, ở phần lõm của đầu lông mày.
Huyệt Toản Trúc nằm ở phần lõm của đầu lông mày
Để xác định vị trí huyệt Dương Bạch, bạn cần xác định trung điểm của mắt. Huyệt này sẽ nằm trên đường đi qua trung điểm nói trên và cách phía trên của lông mày 1 thốn. Việc day ấn một lực vừa đủ vào huyệt Dương Bạch sẽ đem đến những hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh về mắt, đau đầu, liệt dây thần kinh mặt.
Huyệt Dương Bạch nằm trên đường đi qua trung điểm mắt
Huyệt Nghinh Hương nằm cách đều 2 cách mũi nửa thốn, tương đương khoảng 0,8 cm. Huyệt đạo này thường được ứng dụng vào điều trị bệnh về mặt, mũi như viêm mũi dị ứng, sổ mũi, ngứa mũi, viêm xoang, ngạt mũi, liệt mặt, phù nề mặt, ngứa mặt… Trước khi tác động huyệt này, bạn nín thở sau đó vừa ấn huyệt vừa thở ra và tiếp tục lặp lại động tác này 7 – 10 lần.
Bấm huyệt Nghinh Hương giúp điều trị viêm mũi dị ứng
Huyệt Nhân Trung có công dụng điều trị chứng méo miệng, liệt dây thần kinh số 7, co giật môi trên, giảm triệu chứng của bệnh động kinh, đau lưng, hôn mê,… Vị trí của huyệt đạo này là nằm giữa rãnh môi trên và mũi. Khi ấn huyệt nhân trung, bạn có thể phối hợp với một số huyệt khác như thái dương, ấn đường để đạt hiệu quả tốt nhất.
Huyệt Nhân Trung có công dụng điều trị méo miệng, liệt dây thần kinh số 7
Huyệt Thái Dương nằm ở vị trí lõm ở hai bên đuôi lông mày. Huyệt này thường được ứng dụng trong điều trị liệt dây thần kinh mặt, đau đầu, cảm, các bệnh về mắt,… Khi bấm huyệt đạo này, người bệnh cũng sẽ được thư giãn, giảm cảm giác mệt mỏi, căng thẳng.
Huyệt Thái Dương nằm ở phần lõm hai bên lông mày
Huyệt Thừa Tương nằm ở vị trí lõm, thẳng với trung điểm môi dưới. Để hỗ trợ điều trị đau răng, động kinh, méo miệng, cứng cổ, chảy dãi khi ngủ, bạn có thể ấn một lực vừa đủ vào huyệt này khoảng 50 lần mỗi ngày.
Công dụng của huyệt thừa tương là điều trị chứng cứng cổ
Huyệt Địa Thương nằm ở 2 bên mép, cách miệng 0,5 thốn, được ứng dụng để điều trị chứng liệt mặt, đau dây thần kinh mặt, chảy dãi khi ngủ. Để tác dụng vào huyệt này, bạn chỉ cần ấn một lực vừa đủ vào đúng vị trí nói trên khoảng 50 lần mỗi ngày.
Huyệt địa thương nằm ở 2 bên mép, cách miệng khoảng 0,5 thốn
Vị trí huyệt Hạ Quan nằm ở phần lõm trước tai và xương dưới gò má. Việc bấm huyệt này liên tục từ 2 – 3 phút sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong hỗ trợ điều trị các bệnh như đau răng, liệt mặt, viêm khớp hàm dưới,…
Huyệt Hạ Quan nằm ở phần lõm trước tai và xương dưới gò má
Huyệt Đầu Duy nằm ở đường khớp trên đỉnh trán, cách chân tóc 0,5 thốn. Huyệt này thường được ứng dụng trong điều trị bệnh rối loạn tiền đình, đau đầu, giật mí mắt thường xuyên,… Để tác dụng vào huyệt này, bạn ấn một lực vừa phải theo chiều kim đồng hồ khoảng 3 phút đến khi thấy căng tức thì dừng lại và tiếp tục thực hiện theo chiều ngược lại.
Huyệt Đầu Duy thường được ứng dụng trong điều trị chứng đau đầu
Vị trí huyệt Bách Hội là giao điểm của đường thẳng giữa đỉnh đầu và đường nối liền các phần đầu dọc theo trên của 2 tai. Công dụng của huyệt đạo này là cân bằng huyết áp, tăng cường lưu thông khí huyết, điều trị rối loạn tiền đình, giảm đau đầu, mất ngủ, tăng cường trí não,…
Huyệt Bách Hội nằm gần giữa đỉnh đầu
Huyệt Thừa Khấp thường được dùng trong phương pháp điều trị các bệnh về mắt như viêm kết mạc, thần kinh thị giác teo, thần kinh thị giác viêm, cận thị, viên giác mạc, viễn thị,… Huyệt này nằm ở giao điểm của trục dọc trung điểm mắt và bờ dưới xương ổ mắt.
Huyệt Thừa Khấp có tác dụng hỗ trị điều trị viễn thị
Huyền Quyền Liêu nằm trên đường xương gò má, ở điểm giao nhau của đường bờ ngoài mắt kéo thẳng xuống với đường chân cánh mũi kéo ngang. Huyệt này thường được tác động để điều trị co giật mặt, liệt mặt, đau dây thần kinh sinh ba, đau răng,…
Huyệt Quyền Liêu nằm trên xương gò má