Chuyện Tâm Lý Học

Chuyện Tâm Lý Học

Khoảng trống tư vấn tâm lý học đường

Khoảng trống tư vấn tâm lý học đường

Câu chuyện 2: Học sinh vượt qua áp lực học tập nhờ sự hỗ trợ từ gia đình và thầy cô

Phạm Thị Thu Trang, cựu học sinh lớp 12A9 trường THPT Kiến An, Hải Phòng, là một trong hai thí sinh giành điểm tuyệt đối ở tổ hợp Khoa học Xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân) của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Ngoài ra, em đạt 8,75 điểm Văn. Với tổng điểm khối C00 (Văn, Sử, Địa) là 28,75, Trang còn nằm trong top 100 thí sinh có điểm thi cao nhất toàn quốc ở tổ hợp này.

"Em luôn tâm niệm điểm số cao là món quà tốt nhất để tặng bố mẹ nên có mục tiêu đạt điểm tuyệt đối, đặc biệt là những môn mình thích như Sử, Địa", Trang nói.

Trang nói đầu năm lớp 12 em từng phải đi điều trị tâm lý do căng thẳng việc học. Khi ấy, nhờ có sự động viên, chăm sóc kịp thời của gia đình và cô giáo chủ nhiệm, Trang có động lực để thay đổi mình. Em đã tìm ra phương pháp học tập phù hợp, đặt ra được mục tiêu cho mình và quyết tâm theo đuổi mục tiêu đến cùng (Nguồn: VnExpress). Câu chuyện của Trang là minh chứng rõ nét nhất cho vai trò quan trọng của gia đình, nhà trường trong việc hỗ trợ các em học sinh vượt qua áp lực học tập.

Trên đây là những câu chuyện về áp lực học tập được MindX sưu tầm từ những trang báo uy tín. Mong rằng những câu chuyện trên sẽ giúp các vị phụ huynh và các em học sinh nhìn nhận rõ hơn về ảnh hưởng cũng như tham khảo được thêm cách vượt qua áp lực học tập.

Áp lực học tập là một vấn đề khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhưng các em học sinh hoàn toàn có thể vượt qua nó bằng sự nỗ lực, quyết tâm và sự giúp đỡ của mọi người. Hãy nhớ rằng, các em không đơn độc và sẽ luôn có những người quan tâm, yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ các em. Cảm ơn các bạn học sinh đã đón đọc bài viết và hãy điền email đăng ký nhận bản tin từ MindX để trang bị cho mình các kiến thức học tập, kỹ năng rèn luyện bản thân tốt hơn trong thời đại công nghệ 4.0 nhé!

Giai đoạn có sự giám sát của chính phủ (1964 đến nay)

Vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, dưới tác động của chức. Các nhà nghiên cứu dành sự chú ý hơn đến các ảnh hưởng của xã hội Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền, các quốc gia bắt đầu tăng cường quan tâm đến quyền của công dân, đến các khía cạnh công bằng trong công việc. Từ trước đó Tâm lý học quản trị đã được xem như một nghề, các nhà tâm lý học quản trị tương đối được tự do và ít bị kiểm soát trong việc sử dụng trạng thái muôn màu muôn vẻ rộng lớn của các phương pháp đánh giá tâm lý (như là, test, phỏng vấn, và vân vân) để đưa ra các quyết định về lao động. Kết quả của các quyết định lao động dựa trên đánh giá tâm lý bị cho là tạo ra sự hạn chế và không cho phép các nhóm thiểu số (đáng kể nhất là người da đen và nữ giới) tham gia làm việc. Các chính phủ bắt đầu qui định sự giám sát và các thủ tục cá nhân của người lao động.

Như vậy, tâm lý học quả trị phục vụ cả hai yêu cầu. Thứ nhất là thực hiện công việc với chất lượng cao, điều đó dẫn tới các nghiên cứu khoa học hoặc các dịch vụ phục vụ cho khách hàng. Thứ hai là đáp ứng sự khảo sát và đánh giá của chính phủ. Các nhà tâm lý học quản trị hiện nay đã chấp nhận tầm quan trọng của việc chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi của mình.

Sự giám sát của pháp luật, nhắc nhở các nhà tâm lý học quản trị mở rộng tầm nhận thức của họ để đảm bảo được chấp nhận các vấn đề họ hướng đến và các giải pháp họ đề xuất. Một nhà tâm lý học hiện đại đòi hỏi phải lưu tâm các qui định của luật pháp.

Số tháng 7/2024 chương trình tư vấn tâm lý "Câu chuyện cuối tuần"

I. Chủ đề:"Thay đổi cuộc sống, chiến thắng trầm cảm & rối loạn lo âu"

II. Diễn giả: PGS. TS. Trần Thu Hương – Trưởng Bộ môn Tâm lý học lâm sàng, khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

III. Thời gian, hình thức tổ chức

1. Thời gian: Từ 19h30 đến 20h30 ngày 20/7/2024.

2. Hình thức tổ chức: Trực tuyến trên ứng dụng Zoom Cloud Meetings cách thức truy cập:

- Cách 1: Truy cập phòng zoom theo ID: 6169590881 và Pass: 123456

+ Sinh viên cần cài đặt ứng dụng Zoom Cloud Meetings trên điện thoại hoặc máy tính.

+ Khi tham gia, sinh viên có thể ẩn danh và không cần bật camera

“Ngôn Ngữ Anh là gì? Ngôn Ngữ Anh sẽ học về những gì? Làm sao để có thể theo được ngành Ngôn Ngữ Anh? Học Ngôn Ngữ Anh xong thì làm gì? Mình có hối hận khi đã lựa chọn theo học ngành Ngôn Ngữ Anh?”

Đó là một số trong rất nhiều các câu hỏi dạo gần đây mình nhận được từ các em khóa dưới. Do vậy hôm nay, bằng những kinh nghiệm mình có trong suốt 3 năm theo học ngành Ngôn Ngữ Anh, và dưới sự tham khảo của một số bài viết, mình xin mạn phép được tổng hợp chúng lại dưới dạng bài viết chia sẻ những quan điểm cá nhân về ngành học Ngôn Ngữ Anh này.

Mong bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn độc giả, giúp các bạn có cái nhìn tường tận, cụ thể, đa chiều hơn về ngành Ngôn Ngữ Anh.

Trước tiên, xét về mặt ngôn ngữ để phân tích thì Ngôn Ngữ Anh chính là một cụm danh từ ghép gồm 2 yếu tố là Ngôn Ngữ và Anh (trong Tiếng Anh). – Trong cuốn giáo trình Dẫn Luận Ngôn Ngữ học do Nguyễn Thiện Giáp chủ biên, Ngôn Ngữ được khẳng định là một hình thái xã hội đặc biệt dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mac, vì: (1) Nó phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp; (2) Nó thể hiện ý thức xã hội; (3) Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ngôn Ngữ đảm nhiệm 2 chức năng chính đó là: phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người, và là phương tiện của tư duy. – Từ định nghĩa trên, ta có thể thấy Tiếng Anh về cơ bản chính là một phương tiện giao tiếp của một/một số cộng đồng người ở phương Tây. Học Ngôn Ngữ Ngữ Anh cũng giống như học tiếng Việt, chúng minh sẽ học và đi sâu vào nghiên cứu phân tích những đặc điểm của tiếng Anh, qua đó hiểu hơn về văn hóa, xã hội, con người của các quốc gia nói tiếng Anh. Nói một cách tổng quan, trên trang báo điện tử: https://edu2review.com ngành Ngôn Ngữ Tiếng Anh được định nghĩa: “là ngành học nghiên cứu về các phương pháp học tập loại ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, đồng thời đây còn là ngành nghiên cứu về lịch sử, con người, văn hóa của các quốc gia, dân tộc sử dụng tiếng Anh trên thế giới. Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo, người học còn được trang bị thêm các kiến thức bộ trở về kinh tế, tài chính, du lịch, sự kiện, giảng dạy… để đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm hiện nay”.

Dựa trên kinh nghiệm của bản thân 3 năm học ngành Ngôn Ngữ Anh về cơ bản sinh viên chúng mình sẽ phải hoàn thành chường trình học của 2 khối kiến thức chính: (1) Kiến thức giáo dục đại cương (hay còn gọi là khối kiến thức chung); (2) Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (gồm kiến thức cơ sở của khối ngành và kiến thức chuyên ngành). 1. Trong khối kiến thức giáo dục đại cương, chúng mình sẽ học những kiến thức cơ bản về các môn lý luận chính trị (những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh), khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục thể chất, quốc phòng – an ninh, ngoại ngữ 2 (Trung, Hàn, Nhật…). Phần lớn những kiến thức này sẽ được học ở những kỳ đầu tiên của năm nhất đến năm hai. 2. Trong khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. – Kiến thức cơ sở: đây là khối kiến thức nền tảng, trang bị cho sinh viên các kỹ năng như: Nghe – Nói – Đọc – Viết – Ngữ Âm – Ngữ Pháp, các kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ tiếng Anh như: Ngữ Âm – Âm vị học, Ngữ nghĩa. Ngoài ra, trong quá trình học, mình cũng được mở rộng vốn kiến thức về văn hóa – xã hội qua các môn như Văn học Anh – Mỹ, Đất nước học các nước nói tiếng Anh, v.v – Kiến thức chuyên ngành: Ở khối này mỗi trường đại học sẽ có một chương trình đào tạo khác nhau, có trường sẽ cho sinh viên lựa chọn, có trường sẽ chủ động định hướng cho sinh viên. Ví dụ, trường mình theo học là trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, về đặc điểm trường mình chủ yếu là đào tạo về các ngành kỹ thuật như: cơ khí, điện tử,.. do vậy sinh viên ngành Ngôn Ngữ Anh chúng mình được định hướng cụ thể sẽ theo ngành Biên – Phiên dịch tiếng Anh.