Conan Cuộc Hội Ngộ Của Các Thám Tử

Conan Cuộc Hội Ngộ Của Các Thám Tử

Sáng 26/10, triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” được khai mạc tại Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội. Trước đó, triển lãm đã diễn ra vào tháng 6/2024 tại TPHCM. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới tổ chức triển lãm bên ngoài Nhật Bản. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử lừng danh Conan tại Việt Nam sống lại với ký ức tuổi thơ và cùng phá án và truy tìm sự thật cùng Conan.

Sáng 26/10, triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” được khai mạc tại Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội. Trước đó, triển lãm đã diễn ra vào tháng 6/2024 tại TPHCM. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới tổ chức triển lãm bên ngoài Nhật Bản. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử lừng danh Conan tại Việt Nam sống lại với ký ức tuổi thơ và cùng phá án và truy tìm sự thật cùng Conan.

Cuộc hội ngộ của những yêu thương...

70 năm đã qua đi nhưng ký ức, hoài niệm về những ngày sinh sống, học tập trong các ngôi trường học sinh miền Nam trên đất Bắc mãi là “tài sản tinh thần” vô giá mà học sinh miền Nam nâng niu, trân trọng trên mỗi bước đường đời. Để rồi hôm nay, trong ngôi nhà nhỏ của gia đình thầy giáo Lê Ngọc Lập (đường Bùi Thị Xuân, phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa), cả thầy và trò gặp lại nhau với rưng rưng xúc động.

1. Khi nhận được thông tin về việc tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, cựu chiến binh Đỗ Thành Lập (quê tỉnh Hậu Giang, hiện sinh sống tại TP Hồ Chí Minh) xúc động đến nghẹn ngào. Chẳng nghĩ ngợi quá nhiều, người cựu binh lập tức sắp xếp vài món tư trang đơn giản gói gọn trong chiếc ba lô sờn, khởi động chiếc xe máy cũ có chế thêm 2 bánh sau và mái che nhỏ, lên đường về với xứ Thanh.

Người cựu binh với vóc dáng nhỏ nhắn nhưng rắn rỏi, ánh mắt kiên định đã thực hiện hành trình 9 ngày từ TP Hồ Chí Minh đến xứ Thanh. Trong thời gian ấy, ông có ghé thăm một vài địa điểm lưu dấu trên hành trình tập kết ra Bắc của mình. Ngoài thời gian ngủ và dừng lại ăn uống “tiếp sức”, ông chạy xe liên tục. Khi được hỏi: “Điều gì đã thôi thúc ông thực hiện chuyến đi này?”. Ông Lập cười sảng khoái, đáp lời: “Chẳng có điều gì lớn lao hơn tình yêu, lòng biết ơn với đất và người xứ Thanh và lời hẹn gặp mặt với những người bạn chung lớp ở trường học sinh miền Nam mà tôi đã theo học tại nhà thầy giáo chủ nhiệm của chúng tôi”.

Cựu chiến binh Đỗ Thành Lập (quê tỉnh Hậu Giang, hiện sinh sống tại TP Hồ Chí Minh) thực hiện hành trình 9 ngày từ Nam ra Thanh Hóa với chiếc xe máy cũ.

Trong bộ quân phục xanh màu lá, ngực đỏ huy hiệu Cựu chiến binh Việt Nam, ông Lập hào sảng kể lại chuyến đi trở lại với xứ Thanh: “Đây không phải là lần đầu tiên tôi về với xứ Thanh. Trước đó, tôi có một số lần về lại nơi này, nơi đã ghi dấu mốc quan trọng, lưu giữ biết bao kỷ niệm đặc biệt, không thể quên trong cuộc đời tôi. Đặc biệt, xứ Thanh là nơi tôi luôn sống mà khắc cốt ghi tâm về sự đùm bọc, sẻ chia của người dân nơi đây đối với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc 70 năm trước, trong đó có đứa bé 9 tuổi là tôi và cả người chị gái năm ấy 11 tuổi. Và tôi trân trọng, biết ơn thầy Lê Ngọc Lập đã tận tâm, ân cần chăm lo, dạy dỗ cho tôi như con cái ruột thịt khi còn theo học tại Trường học sinh miền Nam số 1 Đông Triều (Quảng Ninh)”.

Cựu chiến binh Đỗ Thành Lập (mặc quân phục, ngồi ngoài cùng bên tay trái) hội ngộ cùng thầy Lê Ngọc Lập (áo hồng) và những người bạn học chung lớp tại Trường học sinh miền Nam số 1 Đông Triều (Quảng Ninh).

Buổi sáng đầu đông hanh hao lạnh, những tâm sự của người cựu chiến binh - nhạc sĩ già khiến không khí bên chiếc bàn trà nhỏ trở nên ấm áp. Ông nhớ lại khung cảnh bến cảng Hới ngày tàu cập bến; chuyện những ngày sống cùng gia đình nông dân tại một huyện gần thị xã Thanh Hóa. “Ôi, cái ngày muôn vàn khó khăn, thiếu thốn nhưng người dân nơi đây vẫn chăm lo cho chúng tôi từng chút một. Vậy mà khi chúng tôi ngỏ ý muốn chia sẻ phần cơm của mình cho mấy em nhỏ, các bà, các mẹ đâu có đồng ý. Các bà, các mẹ sợ chúng tôi không đủ no, trong khi chính đồng bào cũng chỉ có bữa rau, bữa cháo qua ngày” - giọng ông Lập nghèn nghẹn, mắt đọng nước. Những học sinh miền Nam tập kết ra Bắc chỉ lưu lại Sầm Sơn một thời gian, sau đó tỏa đi khắp địa phương trên đất Bắc, trải qua những ngày tháng học tập, rèn luyện trong những ngôi trường đặc biệt.

Ôi, cái ngày muôn vàn khó khăn, thiếu thốn nhưng người dân nơi đây vẫn chăm lo cho chúng tôi từng chút một. Vậy mà khi chúng tôi ngỏ ý muốn chia sẻ phần cơm của mình cho mấy em nhỏ, các bà, các mẹ đâu có đồng ý...

Trí nhớ và sức bền của người cựu binh khiến những vị khách “theo đuôi” như chúng tôi thực sự nể phục. Chiếc xe máy với biển số đầu 95 được thiết kế mái che, phía trước xe cắm lá cờ đỏ bay phấp phới được một người cựu binh ngót nghét 80 tuổi điều khiển vượt hành trình Nam – Bắc, suốt 9 ngày, để được gặp lại thầy, gặp lại bạn bè học chung lớp khiến bất kỳ ai hiểu chuyện cũng phải cảm động. Những chuyến tàu tập kết đã xóa nhòa giới tuyến cách chia, khoảng cách địa lý và kết nối những tấm lòng. Sau 70 năm, xứ Thanh vinh dự, tự hào chứng kiến những cuộc hội ngộ của trái tim cùng chung nhịp đập, chung niềm tin yêu.

Chiếc xe máy với biển số đầu 95 được thiết kế mái che, phía trước xe cắm lá cờ đỏ bay phấp phới được một người cựu binh ngót nghét 80 tuổi điều khiển vượt hành trình Nam – Bắc, suốt 9 ngày, để được gặp lại thầy, gặp lại bạn bè học chung lớp...

2. Khi ông Lập đến, những người bạn của ông đã hội tụ đông đủ tại ngôi nhà của thầy giáo Lê Ngọc Lập. Thầy Lập tươi cười, rạng rỡ trò chuyện cùng học trò nhiều năm không gặp. Từ trong đám đông có tiếng nói vọng ra: “Ông bạn Đỗ Thành Lập của chúng ta đến rồi!”. Tay bắt mặt mừng, gian phòng khách nhỏ lại rộn vang tiếng nói, cười. Có lẽ, vì luôn hướng về nhau, luôn có nhau trong những hồi ức, kỷ niệm nên thầy và trò tuy “xa mặt” mà không “cách lòng”, gặp nhau chẳng chút xã giao, gượng gạo.

“Đời người như bóng câu ngoài cửa sổ”, mới ngày nào các em học sinh miền Nam tập kết ra Bắc với biết bao bỡ ngỡ, non dại như những chú chim non lần đầu xa hơi ấm cha mẹ. Ấy vậy mà giờ đây, ngồi bên thầy Lập là những mái đầu đã điểm sợi bạc. Những học sinh được thầy chăm lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ, kèm cặp bài vở sớm hôm đều đã trưởng thành. Những “hạt giống đỏ” mà thầy dành cả tâm huyết, trí tuệ để ươm mầm, nuôi dưỡng đã là nhà ngoại giao, nhà trí thức, kỹ sư, thầy giáo, cựu chiến binh, nhạc sĩ... đóng góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

Thầy trò chúng tôi vẫn luôn sống trong hoài niệm tốt đẹp, trong đạo nghĩa thầy trò thủy chung, uống nước nhớ nguồn ấy.

Lớp 10A, Trường học sinh miền Nam số 1 Đông Triều khi ấy có hơn 40 học sinh, có cả nam cả nữ. Thầy Lê Ngọc Lập bộc bạch: “Mặc dù các em còn nhỏ, phải xa gia đình đến một vùng đất xa nhưng các em rất ngoan, rất ý thức học tập, vươn lên. Minh chứng rõ ràng nhất chính là sự thành đạt của các em ngày hôm nay. Tôi rất vui mừng, tự hào vì điều đó. Một điều cảm động hơn nữa là dẫu xa cách, ít có cơ hội gặp gỡ nhưng các em vẫn luôn hướng về nhau, vẫn luôn nhớ ở xứ Thanh còn có người thầy đã từng dạy dỗ, đồng hành với mình. Nhiều em có dịp đi qua Thanh Hóa đều không quên đến thăm thầy hoặc gọi điện thông báo tình hình. Các em cũng hay gọi điện trò chuyện, hỏi thăm sức khỏe thầy. Thầy trò chúng tôi vẫn luôn sống trong hoài niệm tốt đẹp, trong đạo nghĩa thầy trò thủy chung, uống nước nhớ nguồn ấy”.

70 năm trôi qua, niềm hạnh phúc lớn nhất là thầy và trò của Trường học sinh miền Nam số 1 Đông Triều khi ấy lại được ngồi bên nhau ôn lại kỷ niệm, hồi ức.

Sự chảy trôi của thời gian có thể khiến sức khỏe thầy Lập không được như xưa, cũng có thể phủ bạc những mái đầu xanh nhưng điều quý giá nhất là tất cả học sinh lớp 10A (1965 – 1966) ngày ấy đã luôn lưu giữ hồi ức tốt đẹp nhất về nhau. Ông Trần Quốc Bé, 79 tuổi, Lớp trưởng lớp 10A hồi tưởng lại những năm tháng nhiệt huyết nhất của tuổi trẻ: “Những ngày tháng gian nan, thiếu khó đủ bề nhưng ai ai cũng một lòng quyết tâm học tập, rèn luyện cho thật tốt để không phụ sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, Bác Hồ và tâm huyết của các thầy, cô trong trường”.

“Những ngày tháng gian nan, thiếu khó đủ bề nhưng ai ai cũng một lòng quyết tâm học tập, rèn luyện cho thật tốt để không phụ sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, Bác Hồ và tâm huyết của các thầy, cô trong trường.

Ông Bé nhớ mãi trong lòng hình ảnh thầy Lập ngày ngày sát sao, chăm lo, dõi theo, tận tâm với học sinh như con cái trong gia đình. Thầy không chỉ là người dạy văn hóa trên lớp mà còn là người chỉ bảo, uốn nắn từng điều nhỏ nhất trong cuộc sống. “Cho đến ngày hôm nay, chúng tôi vẫn luôn cảm thấy biết ơn vì những điều quý giá mà mình nhận được. Hơn cả người thầy, người cha, chính thầy Lập là người đã dìu dắt, định hướng để tôi có ý chí, nỗ lực phấn đấu vào Đảng và vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng từ khi còn là học sinh cấp 3. Ân tình ấy tôi không thể diễn tả bằng lời” - ông Bé chia sẻ.

Thầy giáo Lê Ngọc Lập - người có khoảng 20 năm gắn bó với Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc.

Đã quá giờ trưa, câu chuyện sự kiện 70 năm về trước bị gián đoạn bởi những lịch trình, công việc gấp gáp. Có người vì không muốn bỏ lỡ cuộc hội ngộ với bạn bè, thầy giáo chủ nhiệm của mình mà tạm gác lại công việc đang dang dở, bay ra Thanh Hóa. Nay “thỏa lòng” rồi lại vội vàng đến sân bay để trở vào Nam. Những người còn lại, ai ai cũng hồ hởi, háo hức chuẩn bị để buổi chiều sẽ xuống Sầm Sơn dự lễ kỷ niệm được tổ chức công phu, hoành tráng ngay tại Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc. Ông Đỗ Thành Lập thủ thỉ: “Xem tin tức, hình ảnh về khu lưu niệm và các hoạt động chuẩn bị cho lễ kỷ niệm qua báo chí nhiều rồi nên càng thấy xúc động, khí thế hơn. Thật đáng trân trọng khi 70 năm qua, một lần nữa, Thanh Hóa lại chào đón chúng tôi trong cuộc hội ngộ trang trọng, nồng ấm ân tình như vậy”.

Thầy giáo Lê Ngọc Lập từng vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cuộc đời này là những gặp mặt và chia ly. Để chia ly lại là duyên cớ cho ngày hạnh ngộ. Khi được tận mắt chứng kiến, tận tai lắng nghe chia sẻ, tâm sự chan chứa tình cảm gắn bó, yêu thương của thầy Lê Ngọc Lập với các em học sinh và những hồi ức, kỷ niệm đẹp đẽ về nghĩa tình Bắc – Nam trong giai đoạn lịch sử đầy biến động ấy, mỗi chúng ta càng thấm thía hơn ý nghĩa, giá trị nhân văn sâu sắc việc tổ chức lễ kỷ niệm cùng sự hiện diện của khu lưu niệm, biểu tượng con tàu tập kết trên vùng đất biển Sầm Sơn.