Đường Khuya Vắng Âm Thầm Đi Về

Đường Khuya Vắng Âm Thầm Đi Về

Chuyện học thêm trở thành một vấn đề tranh luận sôi nổi. Nhiều phương án được đưa ra như: cấm triệt để, dạy thêm học thêm là ngành kinh doanh có điều kiện, cấm thầy cô dạy thêm học sinh trên lớp của mình, thầy cô dạy thêm chỉ dạy ở các trung tâm không được vào biên chế...

Chuyện học thêm trở thành một vấn đề tranh luận sôi nổi. Nhiều phương án được đưa ra như: cấm triệt để, dạy thêm học thêm là ngành kinh doanh có điều kiện, cấm thầy cô dạy thêm học sinh trên lớp của mình, thầy cô dạy thêm chỉ dạy ở các trung tâm không được vào biên chế...

Nghịch lý cường quốc dệt may nhưng thời trang thất thế

Đáng nói, thời trang Việt teo tóp trong khi chúng ta là cường quốc xuất khẩu dệt may trên thế giới. Theo Hiệp hội Dệt may VN (Vitas), xuất khẩu hàng dệt may năm nay ước thu về 44 tỉ USD, tăng gần 11,3% so năm ngoái. Năm 2025, toàn ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 47 - 48 tỉ USD.

Năm nay, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, cước vận tải biến động mạnh, thương mại toàn cầu phục hồi chậm… nhưng ngành dệt may VN vẫn giữ được mức tăng trưởng khá. Đến nay, VN vẫn duy trì vị trí thứ 3 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may, sau Trung Quốc và Bangladesh. Thuộc top 3 "người khổng lồ" trong xuất khẩu dệt may, nhưng thời trang nội địa VN bao năm qua lại rơi vào tay các thương hiệu ngoại, từ phân khúc cao đến trung cấp. Phân khúc thấp cấp thì hàng Trung Quốc "tung hoành" qua sàn thương mại điện tử.

Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú bày tỏ sự buồn rầu khi nói đến tình cảnh "người khổng lồ" dệt may nhưng không có các nhãn hàng thời trang nội địa có giá trị cao. Nguyên nhân, theo ông Phú, là DN chỉ lo làm hàng xuất khẩu, còn thị trường nội địa 100 triệu dân lại bỏ quên trong thời gian quá dài. Trong đại dịch Covid-19, khi thị trường xuất khẩu có thời gian dài gặp khó khăn vì đơn hàng giảm sút, một số DN quyết định quay lại thị trường nội địa. Tuy nhiên, để thành công thì không dễ, bởi chúng ta bỏ quên thị trường lớn này quá lâu. Thứ 2, hàng dệt may VN vẫn còn rất yếu để cạnh tranh với hàng ngoại về giá cả, mẫu mã. Bên cạnh đó, quan hệ giữa sản xuất và bán lẻ rất lỏng lẻo. Nhà sản xuất cũng là nhà bán hàng, không kết nối chặt chẽ và đưa được hàng may mặc vào các hệ thống phân phối lớn, trung tâm thương mại. Thứ 3, chi phí sản xuất cao hơn nhiều quốc gia đang cạnh tranh cùng mặt hàng với chúng ta. Trong đó, hệ thống logistics lạc hậu, hạ tầng phân phối trì trệ, giá cả thiếu minh bạch khiến nhà sản xuất thiệt thòi, người tiêu dùng cũng không hưởng lợi nên khiến hàng "made in Vietnam" vốn khó khăn để gầy dựng, lại càng khó hơn.

"Để có thương hiệu thời trang Việt đúng nghĩa, phải khắc phục những điểm yếu, phải tổ chức được phân phối hàng hóa từ sản xuất thẳng đến tay người tiêu dùng, không để người tiêu dùng chịu quá nhiều chi phí vì logistics yếu kém, vì những tầng nấc trung gian, đẩy mạnh chống buôn lậu, hàng giả hàng nhái, có chiến lược hỗ trợ xây dựng tập đoàn sản xuất phân phối đủ mạnh làm chủ sân nhà…", chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú nói thẳng.

PGS-TS Nguyễn Thường Lạng (Viện Thương mại và kinh tế quốc tế), chuyên gia kinh tế, cho rằng yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ đã gây thiệt thòi cho ngành thời trang Việt. "Chúng ta chỉ có những thương hiệu thời trang lớn mạnh khi làm chủ được nguyên liệu đầu vào. Hiện việc phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may có thể nói là đang bị "bỏ trống" khi có đến 80% nguyên phụ liệu cho ngành này phải nhập khẩu. Con số hơn 2 tỉ USD mà các DN phải chi mỗi tháng để nhập nguyên liệu như bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu cho các ngành dệt, may, da, giày… cho thấy miếng bánh thị trường rất lớn. Chưa kể, chưa tự chủ được phần nguyên phụ liệu đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc gầy dựng thương hiệu nội địa cũng như khai thác hết lợi thế về giá của sản phẩm khi xuất khẩu. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay là với chính sách không kêu gọi các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nỗ lực làm chủ nguyên liệu ngành dệt may đối với VN là rất khó", PGS-TS Nguyễn Thường Lạng nói.

Theo ước tính của Vietdata, đã có hơn 200 thương hiệu thời trang quốc tế xuất hiện tại VN, chiếm hơn 60% thị phần trong nước và có tốc độ tăng trưởng trung bình rất ấn tượng từ 15 - 20%.

Trong suốt 2 thập niên qua, người Việt đã mua sắm quần áo với số lượng nhiều chưa từng thấy nhờ mức sống ngày càng cao và các thương hiệu thời trang đua nhau kích cầu bằng nhiều chiến lược truyền thông, khuyến mại… Nên nhớ, hàng thời trang mới tạo giá trị gia tăng lớn và đó là kênh mình cần khai thác chứ không phải cứ tập trung gia công, bán công lấy lãi. Rất nhiều chiếc áo, đôi giày thương hiệu ngoại bán trong nước và thị trường thế giới là "made in Vietnam". Chúng ta đang trả tiền cao hơn nhiều để mua sản phẩm được sản xuất trong nước của các thương hiệu ngoại. Vậy tại sao không phát triển những nhãn hàng nội địa tốt, có giá tốt? Đó mới là sự phát triển bền vững. Có thể hơi muộn, nhưng cần có chiến lược của ngành trong xây dựng thương hiệu thời trang nội địa.

(TN&MT) - Bức xúc trước việc chủ đầu tư làm hàng rào ngăn đoạn ngõ 168 Kim Giang (thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) đoạn đâm ra đường Nguyễn...

TN&MT - Bức xúc trước việc chủ đầu tư làm hàng rào ngăn đoạn ngõ 168 Kim Giang (thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) đoạn đâm ra đường Nguyễn Xiển, hàng trăm người dân đã treo băng rôn phản đối.

Trong đơn phản ánh tới báo TN&MT, tập thể nhân dân ở các tổ dân phố 29,30,31,32,33 cụm dân cư Kim Giang (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) cho biết, vào lúc 2h ngày 19/01/2018, chủ đầu tư khu đô mới Đại Kim là công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (Hacinco) đã cử người và phương tiện tới lập hàng rào, chặn ngõ 168 Kim Giang (đoạn đâm ra đường Nguyễn Xiển). Việc làm này khiến cho hàng nghìn người bức xúc và hàng trăm người treo băng rôn, xuống đường phản đối.

Theo các văn bản trả lời người dân của cơ quan chức năng, ngõ 168 Kim Giang (đoạn đâm ra đường Nguyễn Xiển) nằm trong ô quy hoạch ký hiệu CT3 và TT7 có chức năng đất nhà ở cao tầng và thấp tầng thuộc quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị mới Đại Kim được UBND TP. Hà Nội phê duyệt tại quyết định 67/2007/QĐ-UBND ngày 20/6/2007 và quyết định số 3144/QĐ-UBND ngày 12/6/2014 về điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 thuộc KĐT Đại Kim do Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội làm chủ đầu tư.

Tuy nhiên các hộ dân nơi đây không đồng tình với lời giải thích trên và cho rằng, một số điểm của dự án thiếu minh bạch, không rõ ràng. Trao đổi với PV báo TN&MT, bác Nguyễn Xuân Trung (SN 1935, tổ dân phố 29 phường Đại Kim) cho biết: “Ngõ 68 Kim Giang trước đây vốn là con đường liên xã chạy thông suốt từ Định Công, Kim Giang, Thanh Trì xuống tới tận Hà Đông. Đây là con đường huyết mạch của nhân dân chúng tôi và có lịch sử hơn 200 năm. Sau này, cùng với quá trình đô thị hóa, thành phố mở nhiều đường lớn thì đường liên xã này được gắn biển thành ngõ 68 đường Kim Giang. Tuy nhiên nhân dân chúng tôi vẫn sử dụng con đường này để lưu thông. Những cụ về với tiên tổ đều được nhân dân đưa ra nghĩa trang theo con đường này. Ấy thế mà, trong văn bản trả lời người dân, ông Nguyễn Đức Hải, Phó chủ tịch UBND quận Hoàng Mai lại cho rằng đó chỉ là đoạn đường tạm nhân dân tự ý sử dụng để đi ra đường Nguyễn Xiển. Thật là câu trả lời vô trách nhiệm”.

Bác Nguyễn Thị Chử (76 tuổi, tổ dân phố 31) bức xúc nói: “Họ nói với chúng tôi là đoạn đường trên thuộc vào quy hoạch xây dựng khu đô thị Đại Kim. Cụ thể là thuộc vào ô đất CT3 (sau được điều chỉnh thành ô CT3 và TT7). Tuy nhiên các quyết định của thành phố đều nói rõ, ô đất này nằm trong phạm vi nút giao thông khác cốt, trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng cần có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của các cơ quan chuyên ngành giao thông. Thế nhưng đến giờ, chúng tôi chưa thấy có các văn bản thỏa thuận đó. Tôi cũng không rõ người ta lập quy hoạch kiểu gì mà lại đi bịt lối đi của hàng nghìn hộ dân như vậy”.

Trong khi đó, bác Nguyễn Thị Bé (cùng thuộc tổ 31) cho hay: “Người ta bịt đường thẳng lại và yêu cầu chúng tôi đi vòng qua đường của khu đô thị. Điều này hết sức vô lý. Bởi lẽ đây là con đường lịch sử, là tài sản chung của hàng nghìn hộ dân ngõ 168 Kim Giang. Nếu nhà nước thu hồi vì mục đích an ninh, quốc phòng hay vì mục đích chung thì chúng tôi sẵn lòng chấp nhận. Nhưng đây nhà nước lại thu hồi để giao cho một doanh nghiệp xây nhà bán lấy tiền thì chúng tôi không đồng ý. Chúng tôi vừa mất đường, vừa phải đi nhờ đường của người khác (tức đường của khu đô thị). Việc này không chỉ gây quá tải giao thông mà sau này nếu cư dân khu đô thị không đồng ý cho chúng tôi đi qua đó nữa, thử hỏi dân chúng tôi phải làm thế nào?”.

Bác Mai Văn Bình, một trong hàng nghìn người dân bị ảnh hưởng khẳng định: “Đây là vấn đề bị người dân phản đối quyết liệt trong thời gian qua. Ấy nhưng chính quyền các cấp vẫn phớt lờ tất cả. Thậm chí trong văn bản thông báo tới người dân, UBND phường Đại Kim cho biết, đúng 7h sáng ngày 19/01/2018, công ty Hacinco sẽ cho người tới thực hiện thi công, bịt lối đi chung của chúng tôi. Ấy nhưng vào lúc 2h sáng hôm đó (tức là trước thời điểm thi công theo thông báo của phường 5 tiếng đồng hồ), công ty này đã cho máy xúc tới thi công, lập hàng rào bịt lối đi của chúng tôi. Việc này được thực hiện dưới sự bảo vệ của lực lượng an ninh phường. Tại sao công ty Hacinco và UBND phường lại lén lút thi công đêm? Tại sao họ không thi công theo đúng thời điểm đã thông báo với người dân?”

Được biết, trong văn bản 8981/SXD-PTĐT ngày 11/5/2016, sở Xây dựng Hà Nội giải thích việc bịt lối ngõ 168, đoạn đâm ra đường Nguyễn Xiển như sau: “Theo bản vẽ điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Đại Kim đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3144/QĐ-UBND ngày 12/6/2014 và chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 2269/QQD-UBND ngày 11/5/2016, ngõ 168 Kim Giang được thiết kế kết nối với hạ tầng giao thông của Dự án (tức dự án KĐT Đại Kim – PV) nhằm đảm bảo kết nối với đường Nguyễn Xiển thông qua hệ thống hạ tầng giao thông của Dự án”.

Như vậy, theo ý kiến của sở Xây dựng, việc bắt người dân đi vòng qua khu đô thị Đại Kim để ra đường Nguyễn Xiển đã nằm trong phê duyệt của thành phố. Ấy nhưng người dân vẫn kiên quyết phản đối và rất nhiều lần có đơn kiến nghị gửi các cơ quan chức năng, mong muốn được giữ nguyên hiện trạng con đường. Hiện hàng trăm hộ dân vẫn căng băng rôn và tập trung phản đối việc làm này của công ty Hacinco.

Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc