Du học Mỹ là thu hút và trở thành giấc mơ của nhiều bạn trẻ Việt Nam bởi môi trường học tập cởi mở, hệ thống giáo dục chất lượng hàng đầu cùng nhiều tiện ích hiện đại. Tuy nhiên, học phí và chi phí sinh hoạt tại đây vô cùng đắt đỏ nên để giảm gánh nặng tài chính, du học sinh đã lựa chọn đi làm thêm. Vậy sự thật du học Mỹ có được làm thêm không? Nếu có thì quy định như thế nào và các công việc có thể làm là gì? Cùng Trung tâm tư vấn du học VNPC giải đáp các thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!
Du học Mỹ là thu hút và trở thành giấc mơ của nhiều bạn trẻ Việt Nam bởi môi trường học tập cởi mở, hệ thống giáo dục chất lượng hàng đầu cùng nhiều tiện ích hiện đại. Tuy nhiên, học phí và chi phí sinh hoạt tại đây vô cùng đắt đỏ nên để giảm gánh nặng tài chính, du học sinh đã lựa chọn đi làm thêm. Vậy sự thật du học Mỹ có được làm thêm không? Nếu có thì quy định như thế nào và các công việc có thể làm là gì? Cùng Trung tâm tư vấn du học VNPC giải đáp các thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!
Du học Mỹ có được làm thêm không tùy thuộc vào diện visa, chương trình đào tạo và ngành mà sinh viên theo học. Một số công việc làm thêm bạn có thể lựa chọn một số công việc sau:
Đây là tổng hợp các công việc diễn ra ngay trong khuôn viên trường học hoặc bên ngoài có liên kết với trường. Các công việc du học sinh có thể lựa chọn như phục vụ căng tin trường, quán cafe, quản lý thư viện trường, làm ở phòng nghiên cứu, trợ giảng, gia sư,....
Để có thể được đi làm thêm, sinh viên cần thông báo cho cán bộ quản lý của trường. Khi được chấp nhận, du học sinh sẽ được cấp giấy xin số an ninh xã hội cho phép làm thêm. Bên cạnh đó, sinh viên cần lưu ý không làm quá thời gian cho phép, tránh vi phạm quy định.
Sau khi hoàn thành năm học đầu, du học sinh có thể làm thêm bán thời gian ngoài khuôn viên trường như:
Cộng tác viên bán hàng: Sinh viên quốc tế tìm kiếm công việc này tại chuỗi siêu thị hay các cửa hàng thực phẩm.
Phiên biên dịch: Tùy vào khả năng ngôn ngữ cùng như kiến thức của bản thân mà ứng tuyển vào những dự án dịch thuật phù hợp trong các ngành dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, y tế, trường học,....
Trực điện thoại: Mức lương ngành này khá cao so với mặt bằng chung nhưng đòi hỏi khả năng ngôn ngữ và vốn ngoại ngữ cực tốt. Đặc biệt, nhiều trung tâm dịch vụ khách hàng còn cho phép làm việc tại nhà giúp sinh viên chủ động sắp xếp thời gian làm việc.
Hướng dẫn viên du lịch: Công việc này khá linh hoạt về thời gian, trả lương theo giờ làm việc và có nhiều ca làm việc linh hoạt.
Du học sinh Mỹ có được làm thêm không? Bạn nhất định phải nhớ, Chính phủ Hoa Kỳ rất nghiêm khắc với các trường hợp làm việc bất hợp pháp và trục xuất thẳng tay với những ai vi phạm. Nếu bạn muốn tìm việc để trang trải cuộc sống thì phải nắm rõ những quy định về làm thêm dành cho sinh viên quốc tế dưới đây.
Về địa điểm làm thêm, du học sinh có thể làm trong trường hoặc ngoài trường. Cụ thể:
Việc trong trường: Bao gồm những công việc trong khuôn viên hoặc ngoài khuôn viên nhưng liên quan đến trường như nhân viên quán cà phê, hiệu sách của trường,.... Bạn phải nộp hồ sơ 30 ngày trước khi bắt đầu công việc. Nếu được cán bộ trong trường được chỉ định chấp thuận thì bạn sẽ được cấp thư mời để lấy mã số an sinh xã hội,
Công việc ngoài trường: Đây là những việc làm thêm bên ngoài không liên quan đến trường học thông qua Thực tập bắt buộc và không bắt buộc. Du học sinh nên trao đổi với cán bộ của trường để nắm rõ về điều kiện tham gia.
Du học sinh Mỹ có được làm thêm không? Ngoài nắm chắc các quy định trên, muốn làm thêm khi du học Mỹ suôn sẻ, tránh những sự cố ngoài ý muốn, bạn cần phân biệt CPT và OPT. Trong bảng so sánh dưới đây, Tư vấn du học VNPC sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về 2 chương trình này:
Quy định tiếp theo đối với vấn đề làm thêm tại Mỹ bạn nhất định không được bỏ qua chính là chính sách thuế. Sinh viên quốc tế có visa 1 làm thêm ở Mỹ không cần nộp thuế lao động nhưng phải nộp thuế thu nhập của liên bang và tiểu bang. Với du học sinh có visa loại F hoặc J, không đi làm thêm ở Mỹ vẫn phải điền thông tin vào form 8843 theo yêu cầu của Tổng cục thuế quốc gia Hoa Kỳ.
Ngoài ra, những sinh viên tham gia chương trình thực tập bắt buộc cũng phải điền vào mẫu W-4. Đây là mẫu thuế liên bang mà nhân viên điền vào để khấu trừ thuế khi được tuyển dụng vào cơ quan chính phủ, công ty, tổ chức phi lợi nhuận hoặc các tổ chức khác tại Hoa Kỳ.
Du học sinh quốc tế tham gia khóa học toàn thời gian và sở hữu visa du học Mỹ diện F1 hợp lệ có thể làm việc trong hoặc ngoài khuôn viên trường tối đa 20 tiếng/tuần trong kỳ học và toàn thời gian vào kỳ nghỉ với điều kiện đăng ký học kỳ tiếp. Ngoài ra, mỗi trường sẽ có các chính sách khác nhau về giới hạn thời gian làm việc của sinh viên quốc tế trong khuôn viên trường vào thời gian nghỉ.
Chẳng hạn, Đại học Yale không phép du học sinh làm quá 19 tiếng/tuần vào bất kỳ thời gian nào, áp dụng với tất cả các công việc. Vậy nên, bạn cần trao đổi với đại diện của trường trước nếu không muốn gặp rắc rối ngoài ý muốn, nặng nhất là trục xuất về nước.
Nếu bạn lo ngại rằng sinh viên quốc tế có thị thực F-1 không được phép làm việc tại Hoa Kỳ, có những quy định sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những gì được và những gì không dành cho người có thị thực sinh viên. Sinh viên quốc tế muốn kiếm tiền chi tiêu, tích lũy kinh nghiệm trong một lĩnh vực cụ thể hoặc thậm chí thử một vị trí không liên quan đến chuyên ngành của họ thường có thể tìm được các công việc trong khuôn viên trường tại các trường đại học Hoa Kỳ dành cho họ.
Việc làm dành cho sinh viên có thị thực F-1 thuộc nhiều loại khác nhau: Ngoài vai trò trong khuôn viên trường, còn có nhiều loại việc làm và thực tập chính thức hơn, chẳng hạn như các vị trí Đào tạo Thực hành Ngoại khóa (CPT) và Đào tạo Thực hành Tùy chọn (OPT). Thông thường, vai trò CPT dành cho khi bạn vẫn đang theo đuổi bằng cấp của mình và vai trò OPT sẽ có sẵn sau khi bạn hoàn thành. Nếu bạn đã sẵn sàng thực hiện bước chuyên nghiệp tiếp theo, bạn nên tìm hiểu cách đăng ký trạng thái OPT và CPT trước khi bắt đầu quá trình cũng như khám phá các chương trình phát triển nghề nghiệp tại trường đại học của mình.
Đối với các vai trò trong khuôn viên trường dành cho sinh viên quốc tế, có những quy định cụ thể khác:
Đảm bảo bạn kiểm tra các quy tắc làm việc trong khuôn viên trường của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) dành cho sinh viên F-1 trước khi nộp đơn xin việc nếu bạn không chắc chắn liệu mình có đủ điều kiện hay không.
Ngoài thắc mắc, du học sinh Mỹ có được làm thêm không, nhiều sinh viên còn quan tâm đến cách thức tìm kiếm công việc phù hợp với nguyện vọng và thời gian. Khi tìm việc, bạn cần tìm hiểu kỹ loại hình, thời gian và tính chất công việc có đảm bảo quy định về việc làm thêm của Hoa Kỳ hay không.
Sinh viên có thể nhờ đến cán bộ phụ trách của trường hoặc trung tâm hỗ trợ tìm kiếm việc làm để nghe tư vấn và nhận định hướng lựa chọn công việc phù hợp nhất. Bên cạnh đó, du học sinh cũng có thể tìm việc ngoài trường học ở các vị trí tình nguyện viên hay thực tập nghiên cứu chuyên ngành nhưng cần được phòng cộng tác sinh viên phê duyệt.
Hiện, các thông tin về việc làm trong trường đều đăng tải lên trang web chính thức của trường nên sinh viên có thể chủ động cập nhật và tìm kiếm việc làm.
Chắc hẳn với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ phần nào giải đáp thắc mắc du học sinh Mỹ có được làm thêm không của các bạn trẻ đang có dự định sang xứ cờ hoa học tập. Nếu còn điều gì vướng mắc hoặc chưa hiểu về vấn đề làm thêm tại Mỹ thì liên hệ ngay với Trung tâm tư vấn du học VNPC để được giải đáp nhanh nhất nhé! Với gần 20 năm kinh nghiệm, VNPC đã đồng hành cùng hàng ngàn học sinh, sinh viên chinh phục giấc mơ du học Mỹ, Úc, Anh, Canada,.... Đội ngũ tư vấn của VNPC dày dặn kinh nghiệm, am hiểu sâu về du học, luôn tận tâm, nhiệt tình không chỉ hỗ trợ du học sinh chuẩn bị hồ sơ xin visa, xin học bổng mà còn tư vấn cách lên kế hoạch chi tiêu tối ưu và hợp lý nhất!