Nước mắm của người Việt xuất hiện từ hơn 300 năm trước tại Phan Thiết do người Chăm Pa học được của người Ấn Độ, sau đó dạy lại cho người Kinh nhưng ít ai biết loại gia vị đậm nét truyền thống này lại xuất phát từ La Mã.
Nước mắm của người Việt xuất hiện từ hơn 300 năm trước tại Phan Thiết do người Chăm Pa học được của người Ấn Độ, sau đó dạy lại cho người Kinh nhưng ít ai biết loại gia vị đậm nét truyền thống này lại xuất phát từ La Mã.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại nước mắm được chế biến từ nhiều loại cá khác nhau như: cá cơm, cá ngừ, cá nục, cá ve,.... Vì vậy, hương vị và chất lượng của nước mắm sẽ tùy thuộc vào loại cá và thời gian ủ chượp của cá.
Về cách chế biến thì nước mắm được chia thành 2 loại đó là nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp:
Nước mắm truyền thống là loại nước mắm được ủ theo phương thức truyền thống với thành phần chính là cá cơm và muối, được ủ theo tỉ lệ 3 cá 1 muối hoặc 10 cá 4 muối. Được ngâm, ủ, ướp để cá lên men trong thời gian dài khoảng 6 tháng đến 1 năm.
Nước mắm công nghiệp là loại mắm được sản xuất công nghiệp với số lượng lớn, gồm 20 thành phần khác nhau như: nước, muối, đường, chất điều vị, chất bảo quản, hương tinh cốt cá cơm, chất tạo sệt, tạo sánh. Màu sắc của nước mắm công nghiệp sẽ trong hơn, sánh đặc hơn.
Quá trình ủ chượp kết hợp với công thức ủ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những loại nước mắm thơm ngon và đậm đà. Trước hết, việc chọn lựa cá cơm mới nhất là yếu tố quan trọng. Nên lựa chọn những loại cá tươi, ngon, không bị dập nát. Đầu tiên, trộn hỗn hợp cá và muối với tỉ lệ khoảng 3 phần cá cho 1 phần muối. Sau đó, hỗn hợp này sẽ được trộn đều và đặt vào thùng gỗ. Một lớp muối có độ dày từ 3-5 cm sẽ được rải đều trên bề mặt để giữ ẩm và ngăn chặn sự xâm nhập của ruồi nhặng. Thùng sau đó sẽ được gài nẹp và đè nén để tạo ra áp lực tự nhiên. Quá trình này sẽ tiếp tục với việc kéo rút và đánh đảo "nước bổi" cho đến khi chượp đạt đến độ chín hoàn toàn. Thời gian ủ mắm sẽ từ 6 - 12 tháng để đạt chất lượng tốt nhất.
Quy trình ủ mắm được thực hiện theo đúng tỷ lệ cá và muối và thời gian ủ phù hợp
Nước mắm được sử dụng để làm nước chấm cho các món ăn, hoặc dùng để làm gia vị nêm nếm trong các món ăn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nước mắm chấm kết hợp với ớt và tỏi sẽ giúp tăng hương vị của mắm hơn
Xem thêm: Tổng hợp tất tần tật cách làm nước mắm ngon đúng cách
Đến thế kỉ 19 và 20, nhờ công sức của các hàm hộ mà Phan Thiết đã trở thành vựa sản xuất nước mắm chính của cả nước, với sản lượng vô cùng lớn. “Hàm hộ” là từ địa phương mà người Phan Thiết dùng để gọi các chủ nhà thùng lớn Tiêu biểu nhất là ông tổ nghề nước mắm Trần Gia Hòa. Người được vua Nguyễn ban chức quan bát phẩm vì đã có công cho nước mắm vào tĩn và chở bằng ghe bầu đi bán khắp cả nước. Hàm hộ thứ 2 chính là bà Lục Thị Đậu, người được triều đình Huế ban tặng 4 chữ “Hào Nghĩa Khả Gia” vì đã dùng tiền kinh doanh nước mắm để mở con đường lớn Mũi Né – Phan Thiết xưa.
Hiện tại, có rất nhiều thương hiệu nước mắm cá cơm trên thị trường được rất nhiều người tiêu dùng yêu thích. Các thương hiệu nước mắm tại Việt Nam không chỉ lâu đời mà còn mà còn mang đến những sản phẩm đạt chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ nguyên vị trọn vẹn từ nước mắm xưa. Một số thương hiệu nước mắm cá cơm nổi tiếng phải kể đến như nước mắm Nam Ngư, nước mắm Chinsu, nước mắm Ome Food, nước mắm Barona, nước mắm Hưng Thịnh,...
Những sản phẩm nước mắm cá cơm đang được yêu thích nhất hiện nay như:
Nước mắm Nam Ngư 10 độ đạm chai 900ml, là loại nước mắm quốc dân được sử dụng rất phổ biến hiện nay, chứa hơn 15 loại axit amin nên rất bổ dưỡng và an toàn đối với sức khỏe người sử dụng.
Nước mắm cốt Phú Quốc Quốc Vị 40 độ đạm chai 520ml, một trong những loại nước mắm được sản xuất và đóng chai tại Phú Quốc, sản phẩm không sử dụng bột ngọt, phẩm màu, chất bảo quản.
Nước mắm cá cơm Chinsu 40 độ đạm chai 500ml vị ngon hảo hạng làm từ cá cơm tươi nguyên chất, vị mặn ngọt hòa quyện cho món ăn thêm đậm vị.
Nước mắm nhĩ cá cơm Ome Food 40 độ đạm chai 500ml làm từ nước cốt nhĩ cá cơm giàu đạm, mang đến vị đậm đà và hương thơm đặc trưng của cá cơm. Không thêm chất bảo quản, màu nhân tạo, chất tạo ngọt.
Nước mắm nhĩ cao cấp Ome Food với hương vị cá cơm tự nhiên thơm ngon, hảo hạng
Các bình gốm đựng nước mắm cổ Garum của La Mã thường có dạng đáy nhọn, gọi là kiểu bình amphorae. Kiểu bình này sẽ có 3 điểm lợi. Một là dễ đứng trên bề mặt mềm như cát, đất. Hai là khi chuyển hàng đường biển sẽ được xếp chồng lên nhau dễ dàng, lên đến 5 lớp, những bình ở lớp dưới sẽ có đế cắm vào. Và thứ ba, kỹ thuật làm bình gốm vài ngàn năm trước ưa thích đáy nhọn để ít bị vỡ chỗ liên kết đáy bình và thành bình gốm.
Sau gần 50 năm bị lãng quên, nước mắm tĩn Phan Thiết đang đứng trước nguy cơ thất truyền. Tuy nhiên, bảo tàng Làng Chài Xưa vẫn còn đủ tư liệu và nghệ nhân để khôi phục lại hương vị nước mắm 300 năm ấy. Được kéo rút trực tiếp từ thùng lều gỗ chín chậm với cá cơm than to béo tươi và muối tinh khiết, nước mắm Tĩn ngày nay là loại nước mắm rin nguyên chất làm từ những giọt “nước mắm nhỉ nước đầu” quý giá hơn cả nước mắm nhỉ thông thường. Đặc trưng của nước mắm Tĩn là sự sánh đặc thịt cá, hậu vị dịu ngọt và hương vị thơm ngon đọng rất lâu trong cổ họng, mà chỉ cần ăn không với cơm trắng, cũng đủ ngon hơn nhiều sơn hào hải vị.
Đặc biệt, khi được đựng trong tĩn gốm, không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nước mắm Tĩn sẽ được lên men lần 2, khiến hương vị càng thêm đậm đà.
Nước mắm Tĩn ngày nay sẽ là cầu nối cho những giá trị truyền thống từng bị đứt gãy của nước mắm Việt. Hơn thế, với sự ra đời của bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa, hi vọng gu nước mắm truyền thống sẽ trở lại và nước mắm sẽ được trân trọng như vật báu quốc gia, đầy tinh túy và rất riêng của người Việt.
Mua nước mắm rin trong Tĩn gốm của Phan Thiết tại đây: https://nuocmamtin.com/product/nuoc-mam-tin-nhan-xua/
Hoặc mua trực tiếp tại Tiki để được giao hàng tận nơi: https://tiki.vn/cua-hang/nuoc-mam-tin
Hoặc xem thêm đại lý của nước mắm Tĩn tại đây: https://nuocmamtin.com/dai-ly/
Xem thêm bài ý nghĩa họa tiết được vẽ trên tĩn nước mắm: https://nuocmamtin.com/y-nghiia-cac-hoa-tiet-tren-tin-nuoc-mam/
Người La Mã Xưa sau khi đánh bắt xong, họ lọc bỏ xương cá và cho cá, máu cá, ruột cá tất cả vào trong nước muối, để Garum được thơm hơn họ cho thêm các loại rau mùi, Và họ đem nhũng bình gốm đụng Garum phơi dưới nắng qua nhiều ngày, để lên men dậy mùi. Khi cá rục, những người La Mã ép lấy nước cốt và sử dụng làm gia vị. Ban đầu người ta lên men garum bằng cách ủ các phần thừa như ruột cá, mang cá, vây cá… trong muối. Lúc đó, người ta cũng gọi Garum là liquamen nhưng từ Garum được dùng phổ biến hơn. Dần dà người La Mã lên men Garum với các loại cá mắc tiền hơn, từ chỉ ủ ruột cá, xương và vây cá thì họ chuyển sang ủ Garum bằng các mẻ cá nguyên con. Nguyên liệu càng xịn thì Garum càng đắt tiền, và thời ấy, người La Mã niêm yết đủ loại giá cho Garum như rượu bia bây giờ.
Thời đó, loại Garum ngon nhất chính là loại Garum được lên men từ cá thu tại thành phố Carthage (thành phố cổ tại Bắc Phi) và có tên là garum nigrum hay còn gọi là Garum đen. Những loại Garum được ủ bằng ruột cá, vây mang thừa thải sẽ giống như bia rẻ tiền thời nay, loại Garum rẻ tiền chủ yếu dành cho dân lao động hoặc nô lệ. Garum được lên men từ cá ngon, mực ngon sẽ đắt ngang rượu vang xịn. Nếu tính theo giá trị thời nay, một chai nước mắm ngon từ cá dành cho tầng lớp quý tộc thời ấy sẽ có giá xấp xỉ 500 USD thời nay. Với sự phát triển mạnh mẽ của Garum, đế chế La Mã đã đem Garum đi trao đổi buôn bán với các nước khác. Các nhà khảo cổ tin rằng nhờ giao dịch vận chuyển trên con đường tơ lụa mà garum đã đến với châu Á.