Trường Quốc Tế Australia

Trường Quốc Tế Australia

Deakin tọa lạc thành phố Melbourne, bang Victoria – thành phố đạt xếp hạng tuyệt đối về chăm sóc sức khỏe, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Trong 7 năm liền, thành phố được bình chọn là nơi đáng sống nhất trên thế giới từ 2011-2017 (theo EIU 2017). Với dân số 4.9 triệu người, Melbourne là thủ đô của các hoạt động văn hóa, thể thao và sở hữu mạng lưới xe điện lớn nhất thế giới. Ngoài ra, theo nghiên cứu của tổ chức QS (2019), Melbourne nằm trong top 3 thành phố được các sinh viên quốc tế lựa chọn.

Deakin tọa lạc thành phố Melbourne, bang Victoria – thành phố đạt xếp hạng tuyệt đối về chăm sóc sức khỏe, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Trong 7 năm liền, thành phố được bình chọn là nơi đáng sống nhất trên thế giới từ 2011-2017 (theo EIU 2017). Với dân số 4.9 triệu người, Melbourne là thủ đô của các hoạt động văn hóa, thể thao và sở hữu mạng lưới xe điện lớn nhất thế giới. Ngoài ra, theo nghiên cứu của tổ chức QS (2019), Melbourne nằm trong top 3 thành phố được các sinh viên quốc tế lựa chọn.

Về với Victoria English, bạn được gì:

Nếu bạn cảm thấy bản thân phù hợp, đừng ngần ngại nộp CV về địa chỉ email: [email protected]

TIÊU ĐỀ: TP ĐÀ NẴNG – [VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN] – [HỌ TÊN] SĐT liên hệ: 0918394479

Tài khoản của bạn chưa đủ điều kiện để sử dụng phần này.

Nếu là thành viên VIP, vui lòng

Nếu chưa là thành viên VIP, vui lòng liên hệ số 0912698216 hoặc

để được tư vấn và hướng dẫn đăng ký

Victoria – Australia là Hệ thống Giáo dục Quốc tế tại Việt Nam với trụ sở chính được đặt tại Đà Nẵng. Victoria – Australia hiện đã và đang hoạt động tại Đà Nẵng, Hà Nội, Nam Định, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Nha Trang, Hải Dương,…

Hệ sinh thái của Victoria – Australia bao gồm chuỗi trường mầm non Song ngữ Quốc tế mang thương hiệu Victoria Kinderworld, các trung tâm Anh ngữ cao cấp mang thương hiệu Victoria English và các chương trình Phổ thông Quốc tế khác nhau đến từ Australia và Canada, hợp tác với các đối tác về tư vấn du học và định cư nước ngoài, du học nghề Quốc tế tại Úc và một số nước trên thế giới.

CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT QUỐC TẾ 1,5+2 VỚI ĐẠI HỌC FLINDERS, AUSTRALIA

Vào lúc 9:00 sáng ngày 06/06/2017, tại Trường Đại học Mở TPHCM, 97 Võ Văn Tần, Quận 3 đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác chương trình liên kết đào tạo đại học 1.5+2 giữa Trường ĐH Mở TPHCM và Đại học Flinders, Australia. Lễ ký kết có sự tham dự của PGS. TS Nguyễn Văn Phúc, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM, Ngài Sebastian Raneskold, Phó Hiệu trưởng về Hợp tác quốc tế của ĐH Flinders (www.flinders.edu.au), đại diện lãnh đạo các đơn vị và sinh viên của hai trường. Xem Lễ ký kết được truyền hình bởi Đài HTV tại đây

Đây là chương trình liên kết đào tạo đại học, trong đó cho phép sinh viên chuyển đổi tín chỉ từ Trường ĐH Mở TPHCM sang ĐH Flinders. Nghĩa là, sinh viên học 1,5 năm đầu tại Trường ĐH Mở TPHCM, 2 năm sau sang Úc học và nhận bằng cấp của ĐH Flinders. Sinh viên trúng tuyển vào chương trình này sẽ có cơ hội học lấy bằng Cử nhân kinh doanh Bachelor of Business (Kinh doanh quốc tế- International Business); Cử nhân kinh doanh Bachelor of Business (Quản trị và Đổi mới- Innovation & Enterprise); Cử nhân thương mại Bachelor of Commerce (Tài chính- Finance) và Cử nhân thương mại Bachelor of Commerce (Kế toán- Accounting). Để được chuyển sang giai đoạn 2 học tại Flinders, sinh viên cần hoàn tất chương trình đại học 1,5 năm tại Trường ĐH Mở TPHCM, điểm tiếng Anh IELTS 6.0 (speaking & writing 6.0) và đáp ứng các tiêu chí về visa của Lãnh sự quán Úc.

Theo học chương trình liên kết 1,5+2 này, sinh viên và gia đình sẽ có cơ hội tiết kiệm chi phí lên đến 850 triệu đồng nếu so với việc đi du học Úc ngay từ năm thứ Nhất. Thêm nữa, cho con học ở chương trình liên kết như thế này cũng là dịp để gia đình có thời gian hiểu rõ hơn về sự hội nhập của con em với chương trình đại học nước ngoài; tránh rủi ro trong trường hợp cho con em sang nước ngoài từ năm 18 tuổi nhưng không hội nhập được và phải quay trở về Việt Nam.

Trường ĐH Mở TPHCM là trường đại học công lập đa ngành thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo; là trường có uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực hợp tác đào tạo với nước ngoài từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Các trường đại học nước ngoài liên kết với Trường ĐH Mở TPHCM là các trường đến từ các nước phát triển như Bỉ, Đức, Anh, Úc. Trường ĐH Mở TPHCM còn là trường có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo đại học chất lượng cao. Chương trình đào tạo chất lượng cao của Trường đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép triển khai và cấp bằng.

Flinders là trường đại học công lập đa ngành thuộc chính phủ Australia, đã được thành lập cách đây 50 năm và nằm trong top 2% các trường đại học trẻ và tốt nhất trên thế giới. Đại học Flinders nằm tại thủ phủ Adelaide thuộc bang Nam Úc. Adelaide là thành phố xinh đẹp, an ninh, có giá cả sinh hoạt phải chăng, và là thành phố đáng sống xếp thứ 5 trên thế giới (Nghiên cứu khả năng sống toàn cầu, 2014). Học tại Adelaide, sinh viên sẽ được miễn giảm 50% chi phí xe công cộng, được đi xe buýt miễn phí trong thành phố Adelaide, được xem nhiều lễ hội tổ chức miễn phí cho người dân và được đọc sách miễn phí tại các thư viện đại học và hệ thống thư viện tại bang Nam Úc.

TUYỂN SINH ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 1 TẠI ĐH MỞ TPHCM.

GIAI ĐOẠN 1: học tại Trường Đại học Mở TPHCM, 97 Võ Văn Tần, Q3.

Đối tượng tham gia và điều kiện đầu vào GĐ1: 1) Tốt nghiệp PTTH  2) Có điểm IELTS 4.5 hay đậu kỳ thi đầu vào tiếng Anh của chương trình.

Thời gian đào tạo: 1,5 năm (5 học kỳ).

ƯU ĐIỂM của chương trình: 1) Được nhận bằng của Úc 2) Tiết kiệm chi phí đào tạo và chi phí sinh hoạt vì học GĐ1 tại VN 3) Tiết kiệm chi phí để luyện thi IELTS vì được thiết kế trong chương trình 4) Chỉ học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, không học các môn cơ bản khác 5) Học phí giai đoạn 1 mềm 6) Chương trình rút ngắn hơn so với các chương trình liên kết khác (chỉ có 1,5 năm+2) 7) GĐ2 học tại thành phố Adelaide xinh đẹp, chi phí sinh hoạt thấp, nhiều ưu đãi cho SV quốc tế, có cơ hội làm việc sau tốt nghiệp.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình liên kết xin vui lòng liên hệ Khoa Đào tạo đặc biệt Trường Đại học Mở TPHCM, điện thoại 08-39309918 hoặc email: [email protected]; website www.ou.edu.vn/dacbiet

Sinh viên có thể tham khảo về trường Flinders trên trang web: www.flinders.edu.au hoặc http://lienketquocte.ou.edu.vn/

Từ 1/7, sinh viên quốc tế tại Australia chỉ được làm thêm tối đa 24 giờ mỗi tuần, thay vì không bị giới hạn như trước.

Tuần này, Riya Kattady tự pha cà phê ở nhà. Quy định giảm giờ làm của sinh viên quốc tế khiến việc ăn ngoài trở thành điều xa xỉ với cô. "Giờ tôi phải cân nhắc kỹ lưỡng việc chi tiêu, phải tiết kiệm và lên kế hoạch cho mọi thứ. Tôi không thể làm thêm giờ", cô chia sẻ.

Kattady đang học thạc sĩ ngành kỹ thuật ở Đại học Tây Sydney, là một trong gần 600.000 sinh viên quốc tế tại Australia bị ảnh hưởng bởi quy định giới hạn giờ làm thêm, bắt đầu từ 1/7. Theo đó, sinh viên quốc tế được làm thêm 24 giờ mỗi tuần, áp dụng với mọi ngành, trừ lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi do thiếu nhân lực.

Riya Kattady bị ảnh hưởng về tài chính khi Australia giới hạn giờ làm thêm với sinh viên quốc tế. Ảnh: The Guardian

Trước kia, Australia cho sinh viên quốc tế làm thêm 20 giờ mỗi tuần. Đến đầu năm 2021, do thiếu hụt nhân lực, nước này nới lỏng quy định với các ngành du lịch và khách sạn, rồi gỡ bỏ hoàn toàn giới hạn từ tháng 1/2022. Điều này giúp sinh viên quốc tế tăng thu nhập, song cũng mang đến nhiều căng thẳng.

Hội đồng Sinh viên quốc tế ở Australia (CISA) nhìn nhận họ phải chịu áp lực lớn để tận dụng số giờ làm thêm không hạn chế.

"Sinh viên không thể hoàn thành việc học, trong khi gia đình biết họ có thể lao động chân tay nên động viên họ gửi một phần tiền về nhà", Yeganeh Soltanpour, nhân viên quan hệ công chúng của CISA, nói. Mặt khác, với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, Soltanpour cho rằng sinh viên quốc tế "gần như không thể" duy trì cuộc sống du học nếu chỉ dựa vào các khoản vay có lãi ở quê nhà. Vì thế, nhiều người ôm đồm việc làm thêm, không ít trường hợp bị bóc lột sức lao động. 5 năm gần đây, thanh tra về công bằng lao động đã đệ trình 126 vụ kiện liên quan.

Phil Honeywood, giám đốc điều hành Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Australia (IEAA), cho biết sau gỡ bỏ giới hạn giờ làm thêm, sinh viên quốc tế được khuyến khích đăng ký vào các khóa học dễ được cấp visa, rồi chuyển sang các trường tư có chi phí rẻ hơn để tối đa hóa thu nhập. Tuy nhiên, mục đích học tập toàn thời gian của họ đã bị ngành dịch vụ bỏ qua.

"Làm việc hơn 20 giờ tạo cơ hội làm đẹp CV cho sinh viên, chứ không được xem họ là lực lượng lao động", ông nói.

Do đó, việc tăng thêm 4 giờ làm việc (so với mức trước đại dịch) là một thay đổi cân bằng của chính phủ Australia để du học sinh có thể tiếp tục nuôi sống bản thân bằng cách vừa học vừa tham gia lực lượng lao động đang thiếu hụt ở đây.

"Điều đó nghĩa là sinh viên cần ưu tiên việc học thay vì thường bị cuốn theo việc kiếm tiền. Tôi nghĩ giới hạn này giúp sinh viên hiểu được việc cân bằng giữa học và làm quan trọng thế nào", Kattady nói.