Melde dich an, um fortzufahren.
Melde dich an, um fortzufahren.
Chiều ngày 9 tháng 8 năm 2021, ông Nguyễn Thành Dương, Chánh văn phòng Đại học Duy Tân cho biết, đơn vị vừa có quyết định sa thải đối với nữ giảng viên Trần Thị Thơ, khoa Ngoại ngữ, vì có phát ngôn sai về dịch COVID-19.[21][22]. Trước đó, ngày 7 tháng 8, đại diện Phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, lực lượng nghiệp vụ đang vào cuộc xác minh, làm rõ các nội dung liên quan đến một video clip tranh luận giữa sinh viên và giảng viên Đại học Duy Tân Đà Nẵng về cuộc chiến chống dịch COVID-19 của Việt Nam.[22]
Clip về đoạn hội thoại này dài gần 4 phút ghi lại cảnh buổi học qua ứng dụng Zoom giữa giảng viên Đại học Duy Tân và sinh viên vào ngày 5/8/2021. Trong phần tranh luận về vấn đề phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam, nữ giảng viên không đồng tình với cách chống dịch của chính quyền:
"Cô cảm thấy nhục nhã khi thấy đồng bào của cô chạy xe máy một ngàn rưỡi cây số về quê. Cô cảm thấy rất nhục nhã về điều đó. Tại sao cũng là người mà khi mà dịch đến những quốc gia khác trên thế giới người ta được hỗ trợ rất nhiều kể cả cái việc tiếp cận vaccine. Còn chúng ta thì như thế nào. Đồng bào của chúng ta... Em lên chỗ đèo Hải Vân coi kìa, đó là một sự nhục nhã. Đó mới thật sự là nhục nhã. Khi em lên đèo Hải Vân em thấy những người chạy xe máy tả tơi mà họ phải đi về. Tại sao họ phải chịu cảnh đó, cô thấy điều đó là cực kì nhục nhã đối với chúng ta. Chúng ta [nên] cảm thấy cực kì nhục nhã với điều đó. Tại sao đến bây giờ mà người dân thành phố Hồ Chí Minh bị ép phải tiêm sinopharm, em có cảm thấy nhục nhã về điều đó không?"[23]
Sau khi được sinh viên này phát tán, lan truyền trên mạng xã hội, clip này đã tạo ra nhiều luồng dư luận[22][24]. Ngày 17 tháng 8 năm 2021, bộ Giáo dục và Đạo tạo ra văn bản đề nghị Trường ĐH Duy Tân có văn bản báo cáo đầy đủ, chi tiết về sự việc trước ngày 23 tháng 8 năm 2021.[25]
Trường hợp tác, chuyển giao chương trình đào tạo với:[10]
Trường triển khai đào tạo Du học Tại chỗ và Du học Nước ngoài qua các hợp tác với:
Dưới đây là các khối ngành của trường:[15]
Dưới đây là danh sách giải thưởng của sinh viên Đại học Duy Tân trong hoạt động nghiên cứu:
Hiện tại Đại học Duy Tân có các cơ sở sau:
Đại học Duy tân gồm 200 phòng học, giảng đường, phòng thực hành, phòng thí nghiệm,[78] 3 thư viện với diện tích hơn 1.820 m2 [79], lưu trữ khoảng 58.000 bản sách in. Trường có 2 sân bóng đá, 4 sân cầu lông, 1 sân bóng rổ, và 1 sân tennis.[37]
Trường có thư viện Điện tử (gồm cả VISTA, Springer,…) [37], 1 Xưởng phim Én bạc (Silver Swallows Studio - SSS) [80][81], Trung tâm Mô phỏng Y khoa (MedSIM),[82] 2 phòng thu âm, ghi hình, hệ thống Data Center và hệ thống phần mềm phục vụ quản lí nhân sự, đào tạo tín chỉ,…[37]
Trường đã tuyển sinh được 108.888 nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên, trong đó có: 7 khoá Tiến sĩ với 51 nghiên cứu sinh; 22 khóa Thạc sĩ với 2.569 học viên cao học; 26 khóa đại học, cao đẳng với 106.268 sinh viên; và 12 khóa Trung cấp Chuyên nghiệp với 12.400 học sinh.[15]
Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên gồm 1.238 người, trong đó có 843 giảng viên (có 234 giảng viên có trình độ là TS, PGS, GS).[92][93]
Năm học 2019-2020, Đại học Duy Tân công bố 2.562 bài báo ISI, 115 bài báo trên tạp chí Scopus, 52 bài báo trên tạp chí Non - ISI, 46 bài báo tại Hội nghị quốc tế,...[93] Trường có mặt trong một số bảng xếp hạng đại học như: QS Rankings, CWUR, URAP, Nature Index, THE, SCImago, Webometrics, UNWTO TedQual.[94]
Trường được trao nhiều danh hiệu,[95][96][97] trong số đó có Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2019).[5]
đã liên kết với các đại học, tổ chức giáo dục uy tín của Nhật Bản để triển khai các chương trình du học nước ngoài chất lượng với chi phí phải chăng. Theo học các
, sinh viên sẽ có cơ học tập, trải nghiệm nền giáo dục tiên tiến và văn hóa đặc sắc của đất nước “mặt trời mọc”.
Đa dạng ngành học để sinh viên lựa chọn
Xứ sở của hoa Anh đào Nhật Bản được xem là nơi khởi nguồn của những huyền thoại văn hoá-lịch sử, thành tựu kỹ thuật công nghệ thời đại cùng nền giáo dục đào tạo tiên tiến bậc nhất thế giới. Những thập niên gần đây, Nhật Bản đã trở thành một trong những thị trường lao động tiềm năng và bền vững bậc nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, thu hút hàng triệu nhân lực nước ngoài đến học tập, làm việc và định cư lâu dài.
GS. Ijiri Akio - Hiệu trưởng Đại học Okayama Shoka
phát biểu chào mừng tại lễ ký kết
Với nhiều nét tương đồng về văn hóa, con người, khí hậu,… cũng như khoảng cách địa lý không quá xa, Nhật Bản đang là một trong số các quốc gia được nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn để du học, nâng cao trình độ chuyên môn.
Trước nhu cầu thiết thực của sinh viên, Viện Hợp tác Chiến lược Việt-Nhật (VJISC) - Đại học Duy Tân đã triển khai Chương trình Việt-Nhật với đa dạng các ngành nghề phù hợp với năng lực và sở thích của sinh viên gồm:
1. Khối ngành Kỹ thuật & Công nghệ
- Kỹ thuật Điện - Điện tử (Electrical and Electronic Engineering)
- Thiết kế Truyền thông (Media design)
- Kỹ thuật Xây dựng (Civil Engineering)
- Hệ thống Thông tin (Information Systems)
- Kỹ thuật Phần mềm (Software Engineering)
- Mạng Máy tính và Viễn thông (Computer Networks and Telecommunications)
- Sức khoẻ và Dinh dưỡng (Health and Nutrition)
- Quản trị Kinh doanh (Business Administration)
- Kinh doanh và Thương mại (Business and Commerce)
- Quản lý Nhà hàng & Khách sạn (Restaurant & Hotel Management)
6. Ngôn ngữ tiếng Nhật (Japanese Language Studies)
Ưu việt với các chương trình đào tạo kết hợp
Đại học Duy Tân, Đại học OKAYAMA SHOKA và
Quỹ hỗ trợ Du học Nhật Bản (JOOSS)
cùng ký kết đưa sinh viên du học tại Nhật Bản
Có nhiều chương trình chất lượng để sinh viên lựa chọn gồm:
- Chương trình Du học 2+1+2: sau khi kết thúc 2 năm học tại Đại học Duy Tân và đạt trình độ tiếng Nhật N3 trở lên, sinh viên theo học Chương trình Việt - Nhật sẽ được chuyển tiếp học tại các trường đại học của Nhật Bản theo lộ trình:
• 2 năm học đại cương, cơ sở ngành và tiếng Nhật trình độ N3 ở Đại học Duy Tân
• 1 năm học tiếng Nhật trình độ N2 ở Nhật Bản
• 2 năm học chuyên môn ở đại học Nhật Bản.
- Chương trình Du học 2+2: được xem là một chương trình đặc biệt dành cho sinh viên có năng lực học tập tốt với lộ trình:
• 2 năm học đại cương, cơ sở ngành và tiếng Nhật trình độ N3 ở Đại học Duy Tân
• 2 năm học chuyên môn ở đại học Nhật Bản.
Hoàn thành các chương trình học này, sinh viên sẽ nhận bằng do đại học của Nhật Bản cấp, được các công ty Nhật Bản ưu tiên tuyển dụng làm việc tại Nhật theo chế độ Visa kỹ sư, có thể làm việc dài hạn ở Nhật để lấy Visa vĩnh trú.
- Chương trình Thực tập Doanh nghiệp Nhật Bản (Internship): để tham gia theo học chương trình này, sinh viên cần:
• 2 năm ở Đại học Duy Tân đạt trình độ N3 trong thời gian học để được xét chọn tham gia
• Chương trình thực tập doanh nghiệp từ 6 tháng đến 12 tháng tại Nhật Bản.
Sau khi hoàn thành chương trình Internship, sinh viên có thể tham gia kỳ thi tuyển dụng của các công ty Nhật Bản để chuyển sang chế độ làm việc theo hợp đồng lao động tối thiểu là 5 năm cùng những quyền lợi kèm theo khác.
Theo học Chương trình Việt-Nhật, sinh viên sẽ có nhiều lợi thế khi:
- Được học và nâng cao trình độ tiếng Nhật tại Khoa tiếng Nhật hoặc Trung tâm LTC của Đại học Duy Tân ngay sau khi nhập học,
- Được sang Nhật theo chương trình trao đổi sinh viên (Student Exchange) từ 2 tuần đến 1 tháng vào cuối học kỳ 2 hoặc đầu học kỳ 3 nếu đạt trình độ N4 tiếng Nhật,
- Được tham gia chương trình thực tập doanh nghiệp (Internship) có hỗ trợ sinh hoạt phí tại các doanh nghiệp ở Nhật Bản từ 6 tháng đến 12 tháng nếu đạt trình độ tiếng Nhật N3.
Nhiều ưu tiên cùng cơ hội làm việc ở nước mặt trời mọc
Có rất nhiều trường đại học liên kết cùng ĐH Duy Tân để triển khai chương trình này như: Đại học Ashikaga, Đại học Quốc tế Josai, Đại học Okayama Shoka, Đại học Sanyo Gakuen, Đại học Okayama Shoka,… Ngay khi hoàn thành các chương trình học chuyển tiếp, các Tân cử nhân sẽ có cơ hội nhận bằng do các đại học của Nhật Bản cấp, có giá trị làm việc ở cả 2 quốc gia; được các công ty Nhật Bản ưu tiên tuyển dụng với mức lương 20.000.000 đồng/tháng tại Việt Nam và 40.000.000 đồng/tháng tại Nhật Bản. Riêng sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi, tiếng Nhật N1 sẽ đảm bảo 100% việc làm tại các công ty Nhật Bản.
Thú vị là khi học chương trình chuyển tiếp, sinh viên sẽ có cơ hội… về thăm nhà ở Việt Nam. Các em sẽ được về thăm gia đình vào các kỳ nghỉ xuân (tháng 3) và nghỉ hè (tháng 8).
TS. Lê Vĩnh An - Viện trưởng Viện Hợp tác Chiến lược Việt-Nhật (VJISC) chia sẻ: “Để tạo điều kiện cho sinh viên tham gia Chương trình Việt - Nhật, học phí học chuyên môn được quy định ở mức tối thiểu giống các chương trình bình thường khác của nhà trường. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được học tiếng Nhật và các môn học đặc trưng của Chương trình Việt-Nhật được ‘nhập khẩu’ từ Nhật Bản. Theo khung chương trình đào tạo, sinh viên sẽ học tập ở Đại học Duy Tân 2 năm đầu để được trang bị những kiến thức chuyên môn cơ bản, tiếng Nhật, phương pháp tư duy thiết kế dự án và văn hoá đời sống Nhật Bản nhằm trang bị những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết giúp các bạn nhanh chóng thích nghi với môi trường học tập và làm việc ngay sau khi đến Nhật để hoàn thiện chương trình.
Trong thời gian ở Nhật, bên cạnh việc học tập tại trường đại học, các bạn sẽ được Quỹ Hỗ trợ Du học Nhật Bản giới thiệu việc làm thêm với thu nhập tối đa khoảng 18.000.000 đồng/tháng, được tham gia các chuyến homestay ăn ở và sinh hoạt tại nhà của người Nhật trong các dịp nghỉ hè, nghỉ xuân, kiến tập tại các công ty Nhật Bản và các hoạt động xã hội khác nhằm tạo điều kiện cho các bạn rèn luyện thêm kỹ năng tiếng Nhật và am hiểu văn hoá của người Nhật.”
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước, năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Trường đại học Duy Tân - một trong 5 trường đại học ngoài công lập đầu tiên của cả nước trong thời kỳ mới.
Trải qua nhiều khó khăn, thử thách, Trường đại học Duy Tân đã phát triển không ngừng, đã có nhiều đóng góp vào công tác đào tạo nhân lực cho Đà Nẵng, cho khu vực miền trung-Tây Nguyên và cho cả nước.
Sự ra đời, phát triển của Trường đại học Duy Tân đã góp phần làm thay đổi cơ cấu công tư trong hệ thống các trường đại học, thay đổi diện mạo của giáo dục đại học, đã đem lại nhiều việc làm cho các nhà khoa học và cơ hội học tập cho rất nhiều sinh viên, góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục-đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển đất nước trong suốt 30 năm qua.
Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Trường đại học Duy Tân. (Ảnh: ANH ĐÀO)
Từ Trường đại học Duy Tân trở thành Đại học Duy Tân là một sự lựa chọn mô hình tổ chức và quản trị, cũng là một mô hình phát triển chứng tỏ độ chín và nhu cầu phát triển mới từ bên trong.
Tôi mong rằng, sự thay đổi này không phải là thay đổi một cái tên mà sự thay đổi này hướng tới chiều sâu, hướng tới giải phóng sức sáng tạo, hướng quản trị hiện đại, thông minh. Mong đại học sẽ được vận hành với bộ máy quản trị đại học khoa học hơn, tiên tiến hơn, quy mô lớn hơn, sứ mệnh cao hơn, tầm nhìn xa, rộng hơn, hướng tới sự phát triển bền vững.
“Sự thay đổi từ mô hình tổ chức của một trường đại học sang mô hình tổ chức của một đại học cần tạo ra những động lực mới và những động lực mới, giải phóng được sức sáng tạo và tạo ra những năng lượng mới tạo sự phát triển đại học nhanh và mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đạo tạo ủng hộ sự lựa chọn mô hình phát triển này bằng cách đã ủng hộ làm các thủ tục để chuyển Trường đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định.
Đại học Duy Tân với hành trình 30 năm phát triển, gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp của Anh hùng Lao động, Nhà giáo Ưu tú Lê Công Cơ. (Ảnh: ANH ĐÀO)
Ghi nhận, đánh giá cao những thành quả đạt được của Trường đại học Duy Tân trong 30 năm qua, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết: Khi Trường đại học Duy Tân bước vào tuổi 30 cũng là thời điểm thành phố Đà Nẵng đang tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Đây là một trong những định hướng hết sức quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội của thành phố trong thời gian tới.
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh tặng hoa chúc mừng TS. Lê Nguyên Bảo, Hiệu trưởng Đại học Duy Tân. (Ảnh: ANH ĐÀO)
Thành phố Đà Nẵng luôn xác định phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố then chốt để hướng đến xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh mang tầm quốc tế có bản sắc riêng.
Điều đó có nghĩa là công tác đào tạo nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và Đại học Duy Tân nói riêng cần có sự chuẩn bị thật tốt để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế và sự phát triển của xã hội.
“Đặc biệt, thành phố đề nghị Đại học Duy Tân nói riêng và các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố sẽ chú trọng hơn nữa đến công tác nghiên cứu khoa học, đưa ra những công trình, sáng kiến có giá trị thực tiễn; đồng hành cùng thành phố trong các lĩnh vực tiên phong mới, góp phần đưa Đà Nẵng trở thành thành phố đáng sống, văn minh và hiện đại.
Thành phố Đà Nẵng luôn đồng hành, tạo điều kiện để Đại học Duy Tân phát triển mạnh mẽ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của thành phố”, ông Lê Trung Chinh đề nghị.
Trường đại học Duy Tân được thành lập ngày 11/11/1994 theo Quyết định số 666/QĐ-TTg ngày 11/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ, là một trong 5 trường đại học dân lập đầu tiên của cả nước và là trường đại học dân lập đầu tiên của miền trung.
Năm 2015, Trường đã chuyển đổi sang loại hình Tư thục theo Quyết định số 1704/QĐ-TTg ngày 2/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Tháng 10/2024, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1115/QĐ-TTg ngày 7/10/2024 chuyển Trường đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân, là 1 trong 8 đại học của Việt Nam và cũng là cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập đầu tiên (và duy nhất, tính đến nay) ở Việt Nam được chuyển đổi mô hình thành Đại học.