Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 7h sáng nay (5/9), vị trí tâm bão số 3 Yagi trên vùng biển phía bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 520km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167 – 183km/h), giật trên cấp 17. Những giờ qua, bão vẫn di chuyển chậm theo hướng tây với tốc độ khoảng 10km/h.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 7h sáng nay (5/9), vị trí tâm bão số 3 Yagi trên vùng biển phía bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 520km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167 – 183km/h), giật trên cấp 17. Những giờ qua, bão vẫn di chuyển chậm theo hướng tây với tốc độ khoảng 10km/h.
Trước những thiệt hại của các doanh nghiệp thuỷ sản miền Bắc, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị các địa phương đề xuất các giải pháp có chính sách hỗ trợ cho các gia đình nông, ngư dân khắc phục khó khăn, khôi phục lại sản xuất, ổn định đời sống thời gian tới.
Theo ghi nhận, những ngày qua các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng cùng các tỉnh thành khác đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão.
"Đề nghị các ngân hàng xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại, nghiên cứu việc tiếp tục cho vay mới đối với doanh nghiệp, người nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại do bão để họ có thể khôi phục sản xuất kinh doanh. Thực hiện xử lý nợ, xử lý rủi ro theo các quy định hiện hành đối với khách hàng thiệt hại nặng, mất khả năng chi trả".
Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.
Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết đã làm việc với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để thảo luận, thống nhất phương án tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng đang vay vốn bị ảnh hưởng của cơn bão Yagi.
Để vượt qua khó khăn sau bão, ông Huy đề nghị các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp, có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với khách hàng đang gặp khó khăn do ảnh hưởng bão, thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã có văn bản đề nghị các ngân hàng thương mại phải tập trung hỗ trợ ngay cho doanh nghiệp, người dân và hộ vay vốn khắc phục ngay các khó khăn do bão gây ra. Đồng thời yêu cầu các ngân hàng thương mại tạm thời khoanh nợ, hoãn giãn nợ, giảm lãi ngay những khoản nào đã đến hạn. Cùng với đó, khuyến khích ngân hàng tích cực cho khách hàng vay vốn để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Về giải pháp hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão Yagi, Bộ Tài chính chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách giãn hoãn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, mưa lũ theo quy định.
Để khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng sau bão, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) khuyến nghị các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các đối tác logistics để khôi phục hoạt động vận chuyển hàng hóa. Chính quyền cần ưu tiên sửa chữa hạ tầng giao thông, cảng biển và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần linh hoạt trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu thay thế và xây dựng kế hoạch dự phòng để đảm bảo không bị gián đoạn sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý chuỗi cung ứng thông minh có thể giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu thiệt hại trong các tình huống khẩn cấp như bão lũ.
Sau bão, vấn đề ô nhiễm môi trường nước và dịch bệnh là một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các vùng nuôi trồng. Việc giám sát và kiểm soát dịch bệnh cần được triển khai đồng bộ, với sự tham gia của cả nhà nước, các doanh nghiệp và người nuôi. Chính quyền địa phương cần tổ chức các đợt kiểm tra, hướng dẫn người nuôi các biện pháp vệ sinh môi trường, xử lý ao hồ và đảm bảo nước sạch trước khi tái sản xuất. Bên cạnh đó, cần đầu tư vào hệ thống xử lý nước và bảo vệ môi trường nuôi trồng để giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh và ô nhiễm trong tương lai.
"Do ảnh hưởng của bão số 3, trận tuyển Thái Lan vs tuyển Nga vào lúc 20h ngày 7/9 trên SVĐ Mỹ Đình phải hủy", lãnh đạo VFF cho biết.
Trong sáng 7/9, VFF, nhà tài trợ và đại diện hai đội Nga, Thái Lan có cuộc họp để bàn về phương án tổ chức trận đấu. Ban đầu, phương án lùi trận đấu sang 20h ngày 8/9 được tính đến, tuy nhiên cuối cùng quyết định hủy trận đấu được các bên thống nhất nhằm đảm bảo sức khỏe cho các cầu thủ, khán giả...
Như vậy, trận đấu giữa Thái Lan vs Nga không thể tổ chức vì lý do bất khả kháng. Đây là điều đáng tiếc bởi hai đội đều rất chờ đợi cuộc đọ sức này.
Trong khi đó, trận tuyển Việt Nam vs Thái Lan vào 20h ngày 10/9 tới không thay đổi kế hoạch, bởi thời điểm đó dự kiến bão số 3 đã tan.
Giải giao hữu quốc tế LPBank Cup 2024 diễn ra từ ngày 5/9 đến 10/9, với sự tham dự của các đội tuyển Nga, Thái Lan và chủ nhà Việt Nam. Ở trận ra quân, tuyển Việt Nam thua Nga 0-3. Thầy trò HLV Kim Sang Sik rút ra nhiều bài học, đang tích cực chuẩn bị cho trận giao hữu với "kình địch" Thái Lan vào ngày 10/9.
Về phía Thái Lan, HLV Masatada Ishii khẳng định ông sẽ trao cơ hội cho nhiều cầu thủ trẻ. Ở chuyến sang Việt Nam lần này, chiến lược gia người Nhật Bản triệu tập 22 cầu thủ, trong đó có tới 10 tân binh.
Xem LPBank Cup 2024, trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Sau trận thua U22 Trung Quốc ngày ra quân, U22 Việt Nam tiếp tục gặp thử thách lớn tại giải CFA Team China 2024 trước đối thủ mạnh U22 Uzbekistan, lúc 14h30 ngày 7/9.
HLV Kim Sang Sik đưa ra nhiều phép thử từ nhân sự tới lối chơi cho tuyển Việt Nam, tuy nhiên tất cả dường như chưa được như ý muốn đối với ông thầy người Hàn Quốc…
HLV Masatada Ishii cho rằng cả Thái Lan và tuyển Việt Nam đều nên trao cơ hội cho cầu thủ trẻ được thể hiện.
Tại khu vực quanh hồ Vĩnh Hoàng, quận Hoàng Mai, ngay trong sáng 8/9, CLB Vĩnh Hoàng Runners cũng kêu gọi các thành viên ra dọn dẹp cây đổ ngổn ngang bít hết lối đi. Lời kêu gọi này nhanh chóng được hưởng ứng.
Nhiều runner tự mang dụng cụ để dọn như dao chặt, cưa nhỏ từ nhà, nhưng chỉ xử lý được các cành cây nhỏ. Sau đó, CLB huy động cưa máy của anh em làm xây dựng ra, và nhờ nguồn điện từ nhà dân, để cưa nhỏ các thân lớn. Cây vẫn giữ lại chiều dài nhất định với hy vọng sau này bên công ty cây xanh trồng lại được.
Ảnh: StarLake Running Club, Chay365, TPR, Vĩnh Hoàng Runners
Các nạn nhân bao gồm 2 người tại thành phố Cebu, 6 người tại thành phố Antipopo và 2 người tại thành phố Naga. Ngoài ra, còn có ít nhất 1 nạn nhân bị mất tích.
Tại Cebu, thông tin từ nhà chức trách cho hay, vào khoảng 3 giờ sáng ngày 1/9 (giờ địa phương), một sự cố sạt lở do mưa đã bất ngờ xảy, khiến một cô gái 17 tuổi tử vong. Ngoài ra, ít nhất 9 căn hộ bị hư hại trong vụ việc kể trên.
Tới 11 giờ 20 phút sáng (giờ địa phương), mưa lớn tiếp làm một bức tường bê-tông đổ sập, đè trúng một phụ nữ 26 tuổi. Nạn nhân này cũng tử vong ngay sau đó. Vụ tai nạn cũng làm 3 trẻ em và 1 phụ nữ 23 tuổi bị thương.
Bão Yagi, được gọi là Enteng ở Philippines, là cơn bão thứ 5 tấn công đất nước này trong năm nay. Yagi dự báo sẽ đổ bộ vào miền bắc Philippines vào chiều tối hôm nay, 2/9. Trước đó, Enteng đã quét qua vùng Bicol ở phía đông nam thủ đô Manila vào đêm 1/9 và gây mưa diện rộng trên đảo Luzon.
Cơ quan thời tiết Philippines cho biết, hiện bão Yagi vẫn duy trì mức độ và dự kiến sẽ gây mưa lớn cho tới thứ Tư.
Hằng năm, Philippines trung bình phải hứng chịu khoảng 20 cơn bão nhiệt đới. Năm 2013, bão Haiyan thậm chí đã cướp đi sinh mạng của 6.300 người và gây thiệt hại ước tính 12,9 tỷ USD cho quốc gia này.